Từ ước mơ giáo dục tới cộng đồng dạy và học Ngoại ngữ The Catalyst for English

  • Tác giả: Nguyễn Thục Trinh
  • 22/03/2024

Tạ Phương Thảo, tốt nghiệp bằng xuất sắc khoa Sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Niềm đam mê với giáo dục của Thảo đã được nuôi dưỡng kể từ nhưng năm học cấp 2 cho đến tận bây giờ.

Tạ Phương Thảo, tốt nghiệp bằng xuất sắc khoa Sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Niềm đam mê gắn liền với giáo dục

Cô giáo dạy Ngoại ngữ đã dạy cho mình giá trị thực sự của câu nói “Change is the end result of all true learning” khi mình tự thấy bản thân thay đổi từ kiến thức cho tới tư duy. Từ những ngày đó, mình đã nuôi giấc mơ trở thành một người làm giáo dục và truyền cảm hứng. Với niềm đam mê đó, mình đã đi làm thêm và tham gia giảng dạy từ năm nhất đại học. Qua nhiều năm làm việc mình đã có cơ hội giảng dạy và tham gia điều phối nhiều dự án như xây dựng chương trình, xuất bản sách hay phát triển đề thi. Các hoạt động xã hội của mình cũng thường liên quan tới hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức.

Theo đuổi dạy học với một lý tưởng mới

Mình là một người khá may mắn vì biết được bản thân muốn gì và sẽ làm gì từ khá sớm. Được nuôi lớn trong môi trường khuyến học, bố mẹ đã dạy và ủng hộ mình chạy theo lý tưởng sống của bản thân. Đó vừa là động lực to lớn, cũng là thử thách đối với mình.

Từ ước mơ giáo dục tới cộng đồng dạy và học Ngoại ngữ The Catalyst for English ảnh 2

Là một người sống có lý tưởng và kế hoạch rõ ràng Phương Thảo đã ấp ủ nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục từ rất sớm.

Phương Thảo đã cùng người bạn thân theo đuổi lý tưởng này và thành lập The Catalyst for English, xoay quanh những giá trị lõi là Connected – Disciplined – Goal-oriented (Kết nối – Kỉ luật – Hướng về kết quả), đề cao tính cá nhân và chủ động của người học.

4 năm học đại học với sự thay đổi môi trường làm việc, hoạt động thường xuyên đã nuôi dưỡng lý tưởng xây dựng một môi trường khuyến khích “giáo dục khai phóng”, thứ mà mình ít thấy trong những môi trường giáo dục tại Việt Nam trước đây. Mình đã cùng người bạn thân theo đuổi lý tưởng này và thành lập The Catalyst for English, xoay quanh những giá trị lõi là Connected – Disciplined – Goal-oriented (Kết nối – Kỉ luật – Hướng về kết quả), đề cao tính cá nhân và chủ động của người học. Để thực hiện dự án này, mình đã gần như thay đổi toàn bộ kế hoạch đường dài, ở lại Việt Nam học cao hơn thay vì đi du học như kì vọng từ những năm cấp 3. Thay đổi thì đáng sợ đấy, nhưng khi đó những gì mình nhìn cảm thấy chỉ là một trái tim biết tin và một tinh thần không chấp nhận thất bại.

Nhưng thế rồi mọi thứ không như mình mong đợi, mình biết rằng khởi nghiệp sẽ khó nhưng khối lượng và áp lực công việc vượt quá những gì mình tưởng tượng. Xuyên suốt 4 tháng đầu tiên cũng là 4 tháng cách ly xã hội, chúng mình làm việc 7 ngày trên tuần, liên tục từ sáng sớm tới 12h, 1h đêm. Có những ngày may mắn thì kịp bữa cơm tối, hôm nào không thì ăn vội cái bánh mì để kịp vào dạy lớp. Chúng mình cũng không thể ra ngoài thay đổi không khí làm việc hay gặp nhau trực tiếp. Có hôm 2 đứa họp với nhau lúc 12 giờ đêm, im lặng một lúc rồi ngồi khóc, phần vì mệt mỏi, phần vì không biết mình đã làm đủ tốt hay chưa. Thấy mình ngày nào cũng lăn lộn, bạn bè có khuyên dừng lại nhưng mình đã từ bỏ kế hoạch đi du học vì mục tiêu này, khi đó mình không dám nghĩ tới việc rút lui.

Phương Thảo trong chuyến du lịch tại Hàn Quốc.

Phương Thảo trong chuyến du lịch tại Hàn Quốc.

Nhưng rồi mọi thứ vào guồng, chúng mình tìm kiếm thêm những người đồng đội, xây dựng đội ngũ chung chí hướng và có chuyên môn cao, công việc dần được san sẻ và các quy trình bắt đầu vào guồng. Giờ đây đã 9 tháng trôi qua, dù vẫn còn nhiều thứ mình muốn nhưng chưa thể làm, công việc đã vận hành ổn định hơn. Tất cả giáo viên tại The Catalyst for English đều nhớ như in câu cửa miệng “tất cả vì học sinh” nên nhiều lúc chủ động tổ chức Toạ đàm nội bộ, mời cả diễn giả xịn xò về chia sẻ cho học sinh của chúng mình. Ngay tối hôm trước, nửa đêm thấy giáo viên học sinh gọi nhau vào tự học vì sắp đến ngày thi, cả tối cứ cười tủm tỉm vì thấy các bạn đã về tay đúng người. Học sinh bảo mình TCE không giống trung tâm mà như một hệ sinh thái, đi đâu cũng tìm được sự hỗ trợ.

Những gì chúng mình có được bây giờ còn bé nhỏ, nhưng mình nghĩ đây là một khởi đầu tốt. Hành trình phía trước còn dài và chưa có gì chắc chắn, nhưng mình không còn cảm thấy sợ hãi khi biết xung quanh có những người đồng đội có tâm, có tầm mà mình tin tưởng. Đặc biệt hơn, sự yêu quý cũng như kết quả đầu ra của các bạn học sinh chính là nguồn nhiên liệu bất tận để mình và đội ngũ cố gắng nhiều hơn nữa trên con đường này.

Nhớ về thứ bạn muốn, đừng nhìn vào thứ bạn sợ. Hãy hoàn thành những gì mình bắt đầu.

Ngày mình học cấp 2, mình chọn học lớp chuyên Toán Giảng Võ vì thích các con số. Bài kiểm tra toán đầu tiên mình bị 4 điểm. Sang năm lớp 7 khi chia lớp trên – dưới mình đã rất sợ, vì thể nào cũng lại vào top cuối của lớp. Suốt mùa hè năm lớp 6 lớp 7, bố mình đưa mình đi học xa nhà 12km, lặp đi lặp lại một lời: “con làm được, mình cố gắng là được”. Cuối cùng mình vẫn vào lớp dưới, nhưng mình không tiếc nuối gì cả. Bố mẹ cũng chỉ cười và bảo mình cố gắng lần sau.

Ngày mình thi lên cấp 3, mình lại muốn vào Chuyên ngữ và thực hiện ước mơ giảng dạy, nhìn các anh chị năng động giỏi giang như vậy mình ngưỡng mộ lắm. Nhưng mình không giỏi toán, viết văn cũng không tốt còn Chuyên ngữ nổi tiếng là trường chuyên 13 môn, tỉ lệ thi vào được trường chỉ là 10%. Tối nào mình cũng ôn bài trong sợ hãi. Bố mẹ mang cho đồ ăn vặt thường xuyên, vẫn một câu nói “bố mẹ tin con làm được, nhất định sẽ được”, nhưng không bao giờ cho mình học quá 10 rưỡi tối. Sau đó mình thi đỗ Chuyên Anh lớp A, là lớp chọn 1 của Chuyên Ngoại ngữ cùng một số trường chuyên khác ở Hà Nội. Mình chưa từng nghĩ mình làm được còn bố mẹ mình thì bình thản.

Phương Thảo chia sẻ: “Hành trình phía trước còn dài và chưa có gì chắc chắn, nhưng mình không còn cảm thấy sợ hãi khi biết xung quanh có những người đồng đội có tâm, có tầm mà mình tin tưởng.”

Bố mình xưa cũng vậy, đi bộ đội mất mấy năm chẳng ai nghĩ học tiếp nhưng rồi lại đỗ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường top thời đó rồi học lên thạc sĩ. Mẹ mình thi đại học trượt một năm, năm sau tiếp tục thi đỗ Kinh tế Quốc dân và gặp bố mình. Bố mẹ mình nhìn thấy mục tiêu và cơ hội thoát nghèo, trong khi người khác nhìn thấy thất bại và rào cản. Cũng giống như khi mình đi học, bố mẹ nhìn thấy tương lai mình được gặp gỡ những người giỏi trong môi trường tốt, mình chỉ thấy những khó khăn.

Đó cũng dần trở thành một trong những giá trị cốt lõi của mình – đặt tầm nhìn vào mục tiêu thay vì những rào cản. Với học sinh mình cũng thường chia sẻ vậy, em có thể chọn nhìn vào thứ em muốn hoặc thứ cản trở em, lựa chọn nằm ở các bạn ấy. Đây cũng chính là một trong những giá trị lõi The Catalyst for English muốn truyền tải tới học viên: goal – oriented (hướng về kết quả).

Nguyễn Thục Trinh

Xin chào, mình là Thục Trinh - thạc sĩ giảng dạy tiếng Anh (TESOL) tại Đại học Huddersfield, Vương quốc Anh và IELTS Overall 8.5. Với mình, The Catalyst for English không chỉ là nơi đào tạo IELTS chất lượng mà còn là nơi truyền cảm hứng học tập, phát triển đối với mỗi cá nhân.
icon icon icon

Bài viết cùng chuyên mục

Xem tất cả

Bài viết cùng chuyên mục