Phân biệt A Number Of và The Number Of chỉ trong 10 phút
Trong tiếng Anh, việc sử dụng chính xác các cụm từ có thể ảnh hưởng lớn đến sự hiểu biết và giao tiếp hiệu quả. Hai cụm từ A Number Of và The Number Of thường gây nhầm lẫn cho nhiều...
You’re welcome là một trong những cấu trúc cơ bản mà người mới học nào cũng gặp. Tuy nhiên cụm từ này đặt trong từng ngữ cảnh lại có nhiều ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau. Hôm nay, hãy cùng The Catalyst for English tìm hiểu các cấu trúc you’re welcome và cách sử dụng chúng trong giao tiếp tiếng Anh nhé!
You’re welcome là một cụm từ thường được sử dụng để trả lời lại người khác một cách lịch sự khi nhận được lời cảm ơn.
Nghĩa thường gặp của “You’re welcome” là “không có gì”. Nhưng tùy trong từng cách dùng mà cụm này có các nét nghĩa khác nhau.
Dưới đây, TCE sẽ chia sẻ với bạn một số cách sử dụng You’re welcome trong tiếng Anh. Hãy lưu lại ngay để áp dụng vào trong các tình huống thực tế nhé!
Khi nhận được lời cảm ơn từ người khác, bạn có thể sử dụng cụm từ này để thể hiện sự lịch sự. Khi sử dụng trong trường hợp này You’re welcome có nghĩa là “không có gì”
Ví dụ: Khi bạn được cảm ơn trong một tình huống tại công sở hàng ngày
You are welcome sử dụng để nói tiếp sau khi giúp đỡ ai đó mà không đợi người đó cảm ơn. Thường trong trường hợp này, người nói đang vội, hay muốn người đối diện có thể cảm thấy thoải mái khi nhận được sự giúp đỡ.
Nó thể hiện được thành ý của bản thân người nói, muốn chủ động giúp đỡ thay vì mong muốn nhận được sự cảm ơn.
Ví dụ: khi bạn đang đi và gặp một người đang tìm đường và muốn giúp người đó tìm đường.
Chỉ cần thay đổi một chút trong ngữ điệu – giọng điệu, cụm you’re welcome sẽ lại có một nghĩa khác.
Trong trường hợp khi bạn giúp một ai đó nhưng không nhận được lời cảm ơn, bạn cũng có thể sử dụng cụm từ này để bày tỏ sự khó chịu. Hoặc bạn cảm thấy khó chịu vì vấn đề mà người được nói đang cố gắng giải quyết nên trực tiếp giúp đỡ để cải thiện tình hình.
Ví dụ: Bạn giúp một người bạn nhiều lần, nhưng họ không bao giờ cảm ơn hoặc công nhận sự giúp đỡ của bạn.
Hoặc khi bạn giúp một đồng nghiệp nhiều lần, và họ tỏ ra xem đó là điều hiển nhiên.
Trong trường hợp thứ 2, nó cũng tương tự trường hợp bạn chủ động nói sau khi giúp đỡ người khác. Có thể là bạn đang vội vã không thể nán lại để tiếp tục giao tiếp, nhận lời cảm ơn. Lúc này, người nói có thể chủ động nói và rời đi mà vẫn đảm bảo được tính lịch sự nhưng không có cảm giác câu nệ, lễ nghi quá mức.
Ví dụ, khi bạn giúp một người lạ nhặt đồ họ làm rơi trên đường khi bạn đang vội đi làm.
Sẽ có những lúc bạn nhận được những câu hỏi của người khác xin phép được làm gì đó…Lúc này, bạn có thể sử dụng cấu trúc “You’re welcome” để có thể trả lời. Nghĩa của câu này sẽ là “bạn cứ tự nhiên làm gì” hoặc “cứ thoải mái làm gì”
Cấu trúc áp dụng:
You’re welcome + To V |
Ví dụ khi bạn đang tổ chức một buổi họp nhóm tại nhà và một đồng nghiệp muốn biết liệu họ có thể mang theo món ăn nhẹ.
Hay khi bạn đang làm việc tại văn phòng và nhận thấy rằng một đồng nghiệp mới chưa quen với việc sử dụng khu vực chung để nghỉ ngơi.
Đối với tầng nghĩa này, cấu trúc câu sẽ có thay đổi như sau: “You’re welcome to + do something”. Lúc này, câu nói mang nghĩa là “Bạn có thể thoải mái làm điều gì đó” hoặc “Bạn cứ tự nhiên làm điều gì đó”. Câu này thường được dùng khi người nói chào đón một người mới tới một nơi nào đó và muốn giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.
Thường trường hợp này sẽ là văn nói, sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp thông thường hay xã giao thay vì môi trường công sở hoặc học tập. Người ta có thể sử dụng cụm “you’re welcome” để nhấn mạnh độ quan trọng của một thông tin, nhắc nhớ về một việc nào đó mà người nói chia sẻ.
Giả sử khi bạn nói cho một người bạn biết rằng có ai đó đang cố lợi dụng họ.
(Cẩn thận nha, tôi nghĩ Lisa chỉ chơi với bạn để tiếp cận mối quan hệ của bạn thôi – Khỏi cần cảm ơn tôi!)
3 từ trên đều có những nét nghĩa có phần giống nhau. Song chúng được sử dụng trong từng trường hợp, ngữ cảnh khác nhau. Dưới đây, TCE sẽ giúp bạn phân biệt 3 từ này với các nét nghĩa, ngữ cảnh cụ thể để có thể tự tin sử dụng trong giao tiếp nhé!
Từ | Ý nghĩa | Cách sử dụng |
Welcome | “Mời vào” hoặc “chào mừng” | Thường được dùng bởi chủ nhà, khách sạn, quán ăn… khi muốn mời ai đó vào trong hoặc chào mừng
Eg: Hi! Welcome to the neighborhood! If you need anything, just let us know.(Chào! Chào mừng bạn đến với khu phố! Nếu bạn cần gì, cứ nói với chúng tôi nhé.) |
You’re welcome | “Không có gì”, “cứ thoải mái” | Sử dụng sau khi nhận được lời cảm ơn, khi giúp ai đó hoặc dùng để nhấn mạnh, bày tỏ cảm xúc, nhắc ai đó cứ thoải mái
Eg: A: “Thanks so much for helping me move all my stuff!” B: “You’re welcome! It was no trouble at all.” (Không có gì đâu! Hoàn toàn không phiền chút nào.) |
It’s my pleasure | “Rất vui lòng được làm gì đó…” | Sử dụng khi muốn bày tỏ sự sẵn lòng, vui lòng, mong muốn có thể giúp đỡ ai làm gì đó.
Eg: A: “Thank you for helping me set up everything for the party!” B: “It’s my pleasure! I’m happy to help.” (Đó là niềm vui của tôi! Tôi rất vui khi được giúp đỡ) |
Từ | Ý nghĩa | Cách sử dụng |
No worries | Đừng lo lắng, không có gì phiền phức cả | Dùng khi việc giúp đỡ là điều nhỏ nhặt, không đáng kể
Eg: A: “Thanks for fixing my computer!” B: “No worries! It was a quick fix.” |
Sure thing | Chắc chắn rồi, không thành vấn đề | Thể hiện rằng việc giúp đỡ là điều hiển nhiên, không cần cảm ơn.
Eg: A: “Can you lend me a pen?” B: “Sure thing!” |
Glad to help | Rất vui được giúp đỡ | Nhấn mạnh sự sẵn lòng và niềm vui khi giúp ai đó
Eg: A: “Thank you for helping me with the presentation.” B: “Glad to help! Anytime.” |
Anytime | Bất cứ lúc nào, luôn sẵn sàng giúp đỡ | Thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ người khác bất cứ khi nào cần thiết.
Eg: A: “Thanks for watching my dog while I was away.” B: “Anytime! I love spending time with him.” |
It’s nothing | Không có gì đáng kể, việc nhỏ thôi mà | Dùng để giảm nhẹ sự quan trọng của việc mình đã làm.
A: “I really appreciate your help with the move.” B: “It’s nothing! I’m happy to help.” |
Vậy là TCE đã giải đáp You’re welcome là gì và cách dùng cho cụm từ này. Với mỗi ngữ cảnh và trường hợp cụm từ này có thể sử dụng theo những cách khác nhau. Chính vì thế mà các bạn hãy chú ý ngữ cảnh để có thể sử dụng cho đúng nhé! Hy vọng những kiến thức trên có thể giúp bạn cải thiện giao tiếp tiếng anh và phần thi IELTS Speaking.
Đừng quên ghé qua website của The Catalyst for English để đọc nhiều bài viết thú vị khác nhé!