Khám phá 170+ từ vựng tiếng Anh về trái cây được dùng nhiều nhất
Trái cây là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và được tiêu dùng mỗi ngày, thế nhưng liệu bạn đã biết trong tiếng Anh các từ vựng tiếng Anh về trái cây sẽ được nói như thế nào...
Cảm xúc là một phần thiết yếu trong cuộc sống giúp con người kết nối với nhau, và ở tiếng Việt hay tiếng Anh đều có vô vàn từ vựng về cảm xúc diễn tả từ niềm vui đến nỗi buồn. Việc sử dụng đúng từ ngữ không chỉ làm cho giao tiếp hiệu quả hơn mà còn mang lại sự tinh tế, chính vì vậy hãy cùng The Catalyst for English khám phá một số từ vựng hữu ích có thể giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp nhé!
Phần đầu tiên và vô cùng quan trọng, chúng mình cũng khám phá ngay bộ từ vựng về cảm xúc được phân chia thành hai nhóm chính là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực phía dưới nhé!
STT | Từ vựng | Phiên âm | Nghĩa |
1 | Happy | /ˈhæpi/ | Vui vẻ, hạnh phúc |
2 | Joyful | /ˈdʒɔɪfl/ | Hân hoan, vui sướng |
3 | Excited | /ɪkˈsaɪtɪd/ | Phấn khích |
4 | Cheerful | /ˈtʃɪrfl/ | Vui vẻ, phấn khởi |
5 | Elated | /ɪˈleɪtɪd/ | Phấn chấn, hân hoan |
6 | Ecstatic | /ɪkˈstætɪk/ | Ngây ngất, hân hoan tột độ |
7 | Overjoyed | /ˌoʊvərˈdʒɔɪd/ | Cực kỳ hạnh phúc |
8 | Delighted | /dɪˈlaɪtɪd/ | Vui mừng, hài lòng |
9 | Blissful | /ˈblɪsfl/ | Hạnh phúc tột độ, vui sướng |
10 | Radiant | /ˈreɪdiənt/ | Rạng rỡ, vui vẻ |
11 | Thrilled | /θrɪld/ | Rất hào hứng |
12 | Pleased | /plizd/ | Hài lòng |
13 | Optimistic/ Bright | /ˌɑptəˈmɪstɪk/ /braɪt/ | Lạc quan |
14 | Energetic | /ˌenərˈdʒetɪk/ | Tràn đầy năng lượng |
15 | Merry | /ˈmɛri / | Vui tươi |
16 | Exhilarated | /ɪɡˈzɪləreɪtɪd/ | Phấn chấn |
17 | Content | /kənˈtent/ | Hài lòng, mãn nguyện |
18 | Satisfied | /ˈsætɪsfaɪd/ | Thỏa mãn, hài lòng |
19 | Proud | /praʊd/ | Tự hào |
20 | Accomplished | /əˈkɑːmplɪʃt/ | Cảm thấy thành công, hài lòng về bản thân |
21 | Fulfilled | /fʊlˈfɪld/ | Cảm thấy mãn nguyện, hoàn thành mong muốn |
22 | Lighthearted | /ˌlaɪtˈhɑːrtɪd/ | Vui vẻ, vô tư |
23 | Carefree | /ˈkerfriː/ | Không lo âu, vui vẻ |
24 | Jubilant | /ˈdʒuːbɪlənt/ | Hân hoan, vui mừng |
STT | Từ vựng | Phiên âm | Nghĩa |
1 | Loving | /ˈlʌvɪŋ/ | Yêu thương |
2 | Passionate | /ˈpæʃənɪt/ | Say đắm |
3 | Affectionate | /əˈfɛkʃənɪt/ | Trìu mến |
4 | Devoted | /dɪˈvoʊtɪd/ | Tận tâm, hết lòng |
5 | Adoring/ Admiring | /əˈdɔrɪŋ/ /ədˈmaɪrɪŋ/ | Ngưỡng mộ |
6 | Infatuated | /ɪnˈfæʧueɪtɪd/ | Mê đắm |
7 | Caring | /ˈkɛrɪŋ/ | Quan tâm |
8 | Smitten | /ˈsmɪtən/ | Say đắm |
9 | Charmed | /ʧɑrmd/ | Bị quyến rũ |
10 | Enamored | ɪˈnæmərd | Si mê |
11 | Attached | /əˈtæʧt/ | Gắn bó |
12 | Fond | /fɑnd/ | Thân ái |
13 | Cherishing | /ˈʧɛrɪʃɪŋ/ | Trân trọng |
14 | Faithful | /ˈfeɪθfəl/ | Chung thủy |
15 | Sincere | /sɪnˈsɪr/ | Chân thành |
16 | Romantic | /roʊˈmæntɪk/ | Lãng mạn |
17 | Tender | /ˈtɛndər/ | Âu yếm |
18 | Intense | /ɪnˈtɛns/ | Nồng nhiệt |
STT | Từ vựng | Phiên âm | Nghĩa |
1 | Grateful | /ˈɡreɪtfl/ | Biết ơn |
2 | Thankful | /ˈθæŋkfl/ | Cảm kích |
3 | Appreciative | /əˈpriːʃətɪv/ | Đánh giá cao, trân trọng |
4 | Indebted/ Beholden | /ɪnˈdetɪd/ /bɪˈhoʊldən/ | Mang ơn |
5 | Recognizing | /ˈrekəɡnaɪzɪŋ/ | Công nhận, đánh giá cao |
6 | Acknowledging | /əkˈnɒlɪdʒɪŋ/ | Cảm tạ |
7 | Gratified | /ˈɡrætɪfaɪd/ | Hài lòng, biết ơn |
8 | Moved | /muːvd/ | Cảm động |
9 | Touched | /tʌʧt/ | Xúc động |
10 | Relieved | /rɪˈlivd/ | Nhẹ nhõm, biết ơn |
11 | Honored | /ˈɑnərd/ | Cảm thấy vinh dự, biết ơn |
12 | Recognized | /ˈrɛkəgˌnaɪzd/ | Được ghi nhận |
13 | Rewarding | /rɪˈwɔrdɪd/ | Xứng đáng |
14 | Comforted | /ˈkʌmfərtɪd/ | Được an ủi, cảm thấy yên tâm |
STT | Từ Vựng | Phiên Âm | Nghĩa |
1 | Melancholic | /ˌmɛlənˈkɒlɪk/ | U sầu |
2 | Dismal | /ˈdɪzməl/ | Buồn rầu, ảm đạm |
3 | Woeful | /ˈwəʊfl/ | Buồn rầu, phiền muộn |
4 | Regretful | /rɪˈɡrɛtfʊl/ | Hối tiếc |
5 | Remorseful | /rɪˈmɔːsfʊl/ | Ăn năn, hối hận |
6 | Dejected | /dɪˈdʒɛktɪd/ | Thất vọng, chán nản |
7 | Despondent | /dɪˈspɒndənt/ | Tuyệt vọng |
8 | Downhearted | /ˈdaʊnˌhɑːtɪd/ | Nản lòng |
9 | Mournful | /ˈmɔːnfʊl/ | Tang thương, bi ai |
10 | Lugubrious | /lʊˈɡuːbrɪəs/ | Sầu thảm |
11 | Sorrowful | /ˈsɒrəʊfʊl/ | Đau khổ |
12 | Regretful | /rɪˈɡrɛtfʊl/ | Hối hận |
13 | Heartbroken | /ˈhɑːtbrəʊkən/ | Đau khổ |
14 | Gloomy | /ˈɡluːmi/ | Buồn bã, u ám |
15 | Forlorn | /fəˈlɔːn/ | Cô độc, tuyệt vọng |
16 | Woebegone | /ˈwəʊbɪɡɒn/ | Buồn rầu |
17 | Pensive | /ˈpɛnsɪv/ | Trầm ngâm |
18 | Disconsolate | /dɪsˈkɒnsəlɪt/ | Buồn khôn nguôi, sầu não |
19 | Upset | /ˌʌpˈset/ | Buồn bực |
STT | Từ Vựng | Phiên Âm | Nghĩa |
1 | Furious | /ˈfjʊərɪəs/ | Tức giận |
2 | Enraged | /ɪnˈreɪdʒd/ | Tức giận, phẫn nộ |
3 | Exasperated | /ɪɡˈzæspəreɪtɪd/ | Bực tức |
4 | Indignant/ Outraged | /ɪnˈdɪɡnənt/ /ˈaʊtreɪdʒd/ | Phẫn nộ |
5 | Irritated | /ˈɪrɪteɪtɪd/ | Khó chịu |
6 | Vexed | /vɛkst/ | Bực mình |
7 | Wrathful | /ˈræθfʊl/ | Giận dữ |
8 | Infuriated | /ɪnˈfjʊərɪeɪtɪd/ | Nổi điên |
9 | Livid | /ˈlɪvɪd/ | Tức giận tái mặt, giận tím người |
10 | Incensed | /ɪnˈsɛnst/ | Cực kỳ tức giận |
11 | Frustrated | /frʌsˈtreɪtɪd/ | Bực bội |
12 | Annoyed | /əˈnɔɪd/ | Khó chịu |
13 | Irate | /aɪˈreɪt/ | Cực kỳ tức giận |
14 | Fatigued | /fəˈtiːɡd/ | Kiệt sức |
15 | Weary | /ˈwɪəri/ | Mệt mỏi |
16 | Exhausted | /ɪɡˈzɔːstɪd/ | Kiệt quệ |
17 | Drained | /dreɪnd/ | Kiệt sức hoàn toàn |
18 | Burned-out | /ˌbɜːndˈaʊt/ | Kiệt sức do công việc |
19 | Worn-out | /ˌwɔːrn ˈaʊt/ | Kiệt quệ, mệt mỏi |
STT | Từ Vựng | Phiên Âm | Nghĩa |
1 | Anxious | /ˈæŋkʃəs/ | Lo âu |
2 | Fearful | /ˈfɪəfʊl/ | Lo sợ |
3 | Apprehensive | /ˌæprɪˈhɛnsɪv/ | Lo lắng |
4 | Nervous | /ˈnɜːvəs/ | Bồn chồn |
5 | Uneasy | /ʌnˈiːzi/ | Không yên tâm |
6 | Frightened | /ˈfraɪtnd/ | Hoảng sợ |
7 | Petrified | /ˈpɛtrɪfaɪd/ | Sửng sốt |
8 | Terrified | /ˈtɛrɪfaɪd/ | Kinh hãi |
9 | Panicked | /ˈpænɪkt/ | Hoảng loạn |
10 | Tense | /tɛns/ | Căng thẳng |
11 | Worried | /ˈwʌrid/ | Lo lắng |
12 | Distressed | /dɪˈstrɛst/ | Đau buồn, lo lắng |
13 | Dreadful | /ˈdrɛdfʊl/ | Kinh khủng |
14 | Horrified | /ˈhɒrɪfaɪd/ | Hoảng sợ |
15 | Shaken | /ˈʃeɪkən/ | Sợ hãi, run rẩy |
16 | Insecure | /ˌɪnsɪˈkjʊə/ | Bất an |
17 | Jittery | /ˈdʒɪtəri/ | Bồn chồn, lo lắng |
18 | Paranoid | /ˈpærənɔɪd/ | Hoang tưởng, lo sợ |
19 | Phobic | /ˈfəʊbɪk/ | Sợ hãi quá mức |
20 | Overwhelmed | /ˌəʊvərˈwelm/ | Choáng ngợp, lo lắng |
Bên cạnh các từ vựng chỉ cảm xúc, chúng ta cũng có thể thay thế bằng việc dùng các cụm từ để diễn tả, TCE gợi ý một số cụm từ bạn có thể tham khảo như:
Cụm từ | Nghĩa | Ví dụ |
On cloud nine | Cực kỳ hạnh phúc, phấn khởi | After hearing the news of her promotion, she was on cloud nine for the rest of the day.
Sau khi nghe tin về việc thăng chức, cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc suốt cả ngày. |
Over the moon | Rất vui vẻ và phấn khích | She was over the moon when she finally reunited with her family after a year apart.
Cô ấy rất vui sướng khi cuối cùng cũng đoàn tụ với gia đình sau một năm xa cách. |
Float/ Walk on air | Cực kỳ vui sướng | Ever since he received the acceptance letter from his dream university, he’s been walking on air.
Kể từ khi nhận được thư chấp nhận từ trường đại học mơ ước của mình, anh ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc. |
Down in the dumps | Buồn bã hoặc chán nản | After failing the exam, he spent the whole weekend down in the dumps, not wanting to talk to anyone.
Sau khi thi trượt, anh ấy cảm thấy buồn cả cuối tuần và không muốn nói chuyện với ai. |
Heartbroken | Đau khổ sâu sắc đến mức tan nát trái tim | They were heartbroken when the project they’d poured so much effort into was canceled.
Họ đau buồn khi dự án mà họ đã dốc sức vào bị hủy bỏ. |
Be on edge | Lo lắng, căng thẳng hoặc dễ nổi giận | The weather forecast predicted storms, so the entire town has been on edge, preparing for the worst.”
Dự báo thời tiết cho biết có bão, nên cả thị trấn đều trong tình trạng căng thẳng, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. |
Jump out of one’s skin | Cực kỳ ngạc nhiên | I almost jumped out of my skin when I heard the loud bang.
Tôi gần như giật mình hoảng hốt khi nghe tiếng nổ lớn. |
Take somebody aback | Bị bất ngờ hoặc sốc | His sudden decision to quit his job took everyone aback.
Quyết định đột ngột nghỉ việc của anh ấy khiến mọi người ngạc nhiên. |
be lost for words | Ngạc nhiên hoặc bối rối không biết phải nói gì | She was completely lost for words when she received the unexpected award.
Cô ấy hoàn toàn bối rối và không biết nói gì khi nhận được giải thưởng bất ngờ. |
head over heels in love | Yêu đắm đuối, say mê | They’re head over heels in love and plan to get married soon.
Họ yêu nhau say đắm và dự định sẽ kết hôn sớm. |
Sweep somebody off their feet | Làm cho ai đó yêu bạn sâu sắc | His charm and kindness swept her off her feet the moment they met.
Sự quyến rũ và tử tế của anh ấy đã làm cô ấy đổ gục ngay từ khi họ gặp nhau. |
Have butterflies (in your stomach) | Lo lắng phấn khích | Every time I’m about to perform on stage, I have butterflies in my stomach.
Mỗi khi sắp biểu diễn trên sân khấu, tôi luôn thấy bồn chồn lo lắng. |
At sea | Hoàn toàn bối rối hoặc mất phương hướng | When they started talking about advanced physics, I was completely at sea.
Khi họ bắt đầu nói về vật lý nâng cao, tôi hoàn toàn bối rối. |
Be on pins and needles | Hồi hộp lo lắng hoặc mong chờ điều gì đó | We’ve been on pins and needles waiting for news about the election results.
Chúng tôi rất hồi hộp chờ đợi tin tức về kết quả bầu cử. |
Với lượng từ vựng về cảm xúc vừa rồi, để vận dụng một cách thuần thục trong giao tiếp thường ngày hay chuẩn bị cho các bài nói, bài viết tiếng Anh, chúng mình có thể tham khảo một số mẫu câu hỏi và câu trả lời do TCE đề xuất ngay sau đây.
Với phần câu hỏi, một số mẫu câu thường được sử dụng liên quan đến chủ đề cảm xúc có thể kể đến như:
1. How do you feel about [something]?
Ví dụ: How do you feel about the new office? (Bạn cảm thấy thế nào về văn phòng mới?) |
2. What makes you feel [emotion]?
Ví dụ: What makes you feel comfortable? (Điều gì khiến bạn cảm thấy thoải mái?) |
3. Can you describe your emotions when [something happens]?
Ví dụ: Can you describe your emotions when you first met him? (Bạn có thể mô tả cảm xúc của mình khi lần đầu gặp anh ấy không?) |
4. How do you usually deal with [emotion/situation]?
Ví dụ: How do you usually deal with a huge workload? (Bạn thường đối phó với một khối lượng công việc lớn như thế nào?) |
5. What is your reaction when [something happens]?
Ví dụ: What is your reaction when someone criticizes you? (Phản ứng của bạn là gì khi ai đó chỉ trích bạn?) |
6. How does [event/situation] make you feel?
Ví dụ: How does working under pressure make you feel? (Làm việc dưới áp lực khiến bạn cảm thấy thế nào?) |
Với các câu trần thuật sử dụng từ vựng về cảm xúc để diễn tả, bạn có thể tham khảo các cấu trúc cơ bản sau:
S + am/is/are + (emotion adjective)
Ví dụ:
|
S + feel(s) + (emotion adjective)
Ví dụ:
|
S + make(s) + O + (emotion adjective)
Ví dụ:
|
S + become(s) + (emotion adjective)
Ví dụ: She became emotional while watching the old family videos. (Cô ấy trở nên xúc động khi xem lại những đoạn video gia đình cũ) They became anxious about the situation. (Họ trở nên lo lắng về tình hình) |
S + find(s) it + (adjective) + to V
Ví dụ:
|
S + get(s) + (emotion adjective)
Ví dụ:
|
S + am/is/are in a/an (emotional state noun)
Ví dụ:
|
S + am/is/are/feel + (emotion) + because + S + V
Ví dụ:
|
Với lượng kiến thức được trang bị phía trên, bây giờ chúng mình cùng luyện tập bằng cách viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ) sử dụng các từ vựng về cảm xúc và cấu trúc đã học nhé!
Last semester, I went through a lot of emotions during the school science fair. At first, I felt excited because I had spent weeks preparing a detailed project on renewable energy. My research was solid, and my presentation looked great, so I felt confident about sharing it with the judges. But as the fair got closer, I started to feel anxious. I worried about making mistakes and not doing a good job.
On the morning of the event, something went wrong with my model. I felt overwhelmed and didn’t know if I could fix it in time. This made me feel down in the dumps because I thought all my effort would be wasted. I started doubting whether I could pull it off. But then, I reminded myself to stay optimistic and focus on doing my best.
When the judges finally announced the results, I was thrilled to find out I had won second place! I felt satisfied and proud, knowing my hard work paid off. That experience taught me to recognize and manage my emotions while staying positive, even when things don’t go as planned.
Dịch nghĩa:
Học kỳ trước, tôi đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc trong ngày hội khoa học của trường. Lúc đầu, tôi cảm thấy phấn khích vì đã dành nhiều tuần để chuẩn bị một dự án chi tiết về năng lượng tái tạo. Nghiên cứu của tôi rất chắc chắn và bài thuyết trình của tôi cũng rất tuyệt, vì vậy tôi cảm thấy tự tin khi chia sẻ với ban giám khảo. Nhưng khi ngày hội đến gần, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng. Tôi lo lắng rằng mình sẽ mắc lỗi và không làm tốt.
Vào sáng ngày diễn ra sự kiện, có trục trặc với mô hình của tôi. Tôi cảm thấy ngợp và không biết liệu mình có thể sửa kịp thời hay không. Điều này khiến tôi cảm thấy chán nản vì tôi nghĩ rằng mọi nỗ lực của mình sẽ trở nên vô ích. Tôi bắt đầu nghi ngờ liệu mình có thể hoàn thành được không. Nhưng sau đó, tôi tự nhắc nhở bản thân phải luôn lạc quan và tập trung làm tốt nhất có thể.
Khi ban giám khảo cuối cùng công bố kết quả, tôi đã vô cùng vui mừng khi biết mình đã giành giải nhì! Tôi cảm thấy hài lòng và tự hào khi biết rằng công sức của mình đã được đền đáp. Trải nghiệm đó đã dạy tôi cách nhìn nhận và quản lý cảm xúc của mình trong khi vẫn giữ thái độ tích cực, ngay cả khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch.
Hơn hết, để vận dụng hiệu quả từ vựng về cảm xúc trong giao tiếp hằng ngày và các bài thi như IELTS, bạn nên tìm ra cho mình một vài cách học phù hợp và hiệu quả vì mỗi người sẽ có một thế mạnh và mặt hạn chế riêng. Dưới đây là 4 phương pháp TCE đề xuất để tham khảo, chúng mình cũng tìm hiểu nhé!
Việc học từ vựng về cảm xúc kết hợp hình ảnh giúp kích thích trí nhớ thị giác, giúp não bộ dễ dàng ghi nhớ từ và ý nghĩa của chúng một cách tự nhiên và khả năng ghi nhớ cũng được nâng cao đáng kể. Chẳng hạn như với từ “ecstatic” (phấn khích), bạn có thể tìm một bức ảnh biểu cảm của ai đó đang vui sướng tột độ, từ đó hình ảnh này sẽ gợi nhắc lại từ vựng “ecstatic” một cách sinh động hơn.
Bên cạnh đó, ngoài những giờ học căng thẳng, để luyện tập kết hợp giải trí bạn cũng có thể tìm đến các bài văn, bài báo hoặc phim ảnh để bạn hiểu rõ cách sử dụng từ vựng về cảm xúc trong ngữ cảnh cụ thể, từ đó nắm được sắc thái và ý nghĩa đúng của từ. Hơn nữa, khi thấy từ vựng trong những tình huống quen thuộc, bạn cũng sẽ nhớ từ vựng đó lâu hơn.
Kỹ thuật này dựa trên việc ôn tập từ vựng theo khoảng thời gian giãn cách, giúp não bộ củng cố và ghi nhớ từ vựng một cách lâu dài. Các ứng dụng học tập như Anki hay Quizlet cho phép tạo các thẻ từ vựng (flashcards) và nhắc nhở bạn ôn tập từ vựng theo lịch trình.
Ví dụ: Tạo flashcard với từ “anxious” (lo lắng) ở mặt trước và định nghĩa cũng như ví dụ ở mặt sau. Sau khi học, hệ thống sẽ tự động nhắc bạn ôn tập từ này sau 1 ngày, 3 ngày, 1 tuần,… để đảm bảo bạn ghi nhớ từ thật lâu.
Khi tự sáng tạo câu hay đoạn văn với từ mới, bạn buộc phải hiểu ý nghĩa và cách dùng từ, chính vì vậy bộ nhớ trong não sẽ được kích thích và phương pháp này cũng cải thiện khả năng viết, đồng thời giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng từ ngữ trong bài thi IELTS.
Trên đây là các kiến thức xoay quanh chủ đề từ vựng về cảm xúc mà The Catalyst for English muốn gửi gắm đến các bạn, hy vọng với lượng từ vựng này chúng mình có thể ghi nhớ và vận dụng thật hiệu quả trong việc học của mình. Trong tương lai, TCE nhất định sẽ còn vô vàn bài viết hiệu quả về kiến thức và cách học tiếng Anh cũng như IELTS, các bạn đừng quên theo dõi TCE nhé!