Chinh phục IELTS Speaking: Bí quyết từ giáo viên 8.5 IELTS
IELTS Speaking luôn là phần thi khiến nhiều thí sinh e ngại bởi phần thi này yêu cầu sự tự nhiên trong giao tiếp và phản xạ tiếng Anh nhanh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ từng phần...
Mặc dù các dạng bài sử dụng biểu đồ là dạng bài phổ biến trong IELTS Writing Task 1, nhưng nhiều bạn thí sinh vẫn gặp khó khăn khi đề bài có từ hai biểu đồ trở lên. Dạng bài này là Mixed Charts – yêu cầu thí sinh mô tả và so sánh dữ liệu từ hai hoặc nhiều loại biểu đồ khác nhau. Hãy cùng The Catalyst for English tìm hiểu về dạng bài IELTS Writing Task 1 Mixed Charts trong bài viết này nhé!
IELTS Writing Task 1 Mixed Charts là dạng bài mà thí sinh phải phân tích và mô tả dữ liệu từ hai hoặc nhiều loại biểu đồ khác nhau trong cùng một bài viết.
Thông thường, các biểu đồ được kết hợp có thể là biểu đồ đường (line graph), biểu đồ cột (bar chart), biểu đồ tròn (pie chart), hoặc bảng số liệu (table). Nhiệm vụ của thí sinh là phải so sánh và đưa ra mối quan hệ giữa các thông tin trong các biểu đồ này.
Để xử lý tốt dạng bài kết hợp, trước hết bạn cần nắm vững cách phân tích từng loại biểu đồ riêng lẻ. Điều này có nghĩa là bạn cần hiểu rõ phương pháp cho dạng IELTS Writing Task 1 Line Graph (biểu đồ đường), IELTS Writing Task 1 Pie Chart (biểu đồ tròn), hay IELTS Writing Task 1 Table (bảng số liệu).
Mixed Charts là gì?
Dấu hiệu nhận biết rõ nhất của dạng bài IELTS Writing Task 1 Mixed Charts là đề bài sẽ cung cấp hai hoặc nhiều loại biểu đồ khác nhau và yêu cầu thí sinh mô tả, so sánh dữ liệu được trình bày trong các biểu đồ đó.
Mặc dù IELTS Writing Task 1 Mixed Charts có hai loại biểu đồ khác nhau, nhưng bố cục bài viết vẫn sẽ tương đối giống các bài Writing Task 1 khác.
Cấu trúc IELTS Writing Task 1 Mixed Charts
Vậy với dạng bài IELTS Writing Task 1 Mixed Charts này, các bạn thí sinh nên viết như thế nào? Hãy cùng The Catalyst for English tiếp tục theo dõi phần bên dưới nhé!
Trước khi bắt đầu viết, thí sinh cần phân tích kỹ đề bài để xác định rõ các loại biểu đồ được đưa ra. Hãy chú ý đến các tiêu đề, nhãn trục, đơn vị đo lường và thời gian (nếu có) để hiểu rõ nội dung của mỗi biểu đồ.
Một dàn ý rõ ràng sẽ giúp thí sinh tổ chức bài viết một cách logic và mạch lạc. Thông thường, thí sinh nên bắt đầu với một đoạn giới thiệu ngắn gọn, sau đó là phần tổng quan về xu hướng chính, và cuối cùng là các đoạn thân bài với phân tích chi tiết.
Trong phần tổng quan, TCE khuyến khích các bạn học sinh nên tập trung vào các xu hướng chính hoặc điểm nổi bật nhất trong cả hai biểu đồ, tránh trường hợp chỉ nêu ra đặc điểm của một biểu đồ. Thông thường, ta sẽ viết một câu cho biểu đồ thứ nhất và một câu cho biểu đồ thứ hai.
Các đặc điểm nổi bật có thể là: dữ liệu lớn nhất, nhỏ nhất, có sự biến đổi rõ rệt (tăng/giảm) nhất theo thời gian,… v.v.
Giống như phần Body Paragraph của IELTS Writing Task 1 nói chung, chúng ta cần mô tả chi tiết các dữ liệu trong phần này. Cách mô tả dữ liệu có số liệu sẽ tương tự như các dạng bài đơn lẻ. Tuy nhiên, kỹ năng này sẽ cần điều chỉnh một chút so với việc mô tả các bước tuần tự trong dạng bài IELTS Writing Task 1 Process (quy trình).
Sau khi hoàn thành, các bạn thí sinh nên dành thời gian kiểm tra lại bài viết của mình, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp và đảm bảo rằng các dữ liệu trong biểu đồ đã được mô tả một cách rõ ràng và logic.
Nắm vững lý thuyết là bước quan trọng, nhưng việc tham khảo các bài viết mẫu sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn cách áp dụng vào thực tế. Trước khi đi vào bài mẫu chi tiết cho Mixed Charts, bạn có thể xem thêm các bài viết IELTS Writing Task 1 Sample (bài mẫu) cho nhiều dạng đề khác nhau để làm giàu thêm vốn từ và cấu trúc câu của mình.
Task 1: The table and pie charts below show the number of research students in Australian universities in 2001 and 2010.
The table and pie charts below show the number of research students in Australian universities in 2001 and 2010.
The given charts illustrate the number of research students and the percentages of their demographics in Australian universities in the two years 2001 and 2010.
Overall, there was a significant rise in the total number of research students in Australia, most of which was recorded in the figure for overseas students. Also noticeable was the dominance of the local male students group in both periods.
In 2001, the total number of students studying research in Australia was 38,849, 87% or 33,657 of which were local students, almost seven times the figure for international students, which stood at only around 5000 students. Over the 9-year period, this gap has narrowed significantly with the number of foreign students taking up over 14,000 or 27% of the total number. However, local students remained the dominant group at nearly 40,000 students.
Regarding the gender distribution, the percentage of local male and female students were relatively balanced at 44% and 43% respectively. Meanwhile, there was a clear disparity among that of international students with the proportion of male at 9%, doubling that of female students. By 2010, the gap among local students had widened remarkably, with male students taking up 38% and their female counterparts taking up 35%. Among international students, an opposite pattern was seen compared to the previous period, with the female students becoming the dominant group at 15% in comparison with the male students’ 12%.
Từ vựng và ngữ pháp nổi bật
dominance (n) | – sự chiếm ưu thế
– eg. The dominance of digital media over print is evident in today’s world. (Sự chiếm ưu thế của truyền thông kỹ thuật số so với in ấn là rõ ràng trong thế giới ngày nay.) |
demographics (n) | – nhân khẩu học
– eg. The demographics of the city have changed significantly over the past decade. (Nhân khẩu học của thành phố đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua.) |
disparity (n) | – sự chênh lệch
– eg. There is a growing disparity between the rich and the poor in many countries. (Có một sự chênh lệch ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo ở nhiều quốc gia.) |
gap (n) | – khoảng cách
– eg. The gap between the wealthy and the poor continues to widen. (Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo tiếp tục mở rộng. |
gender distribution (n) | – phân bố giới tính
– eg. The gender distribution in the engineering department has become more balanced over the years. (Phân bố giới tính trong khoa kỹ thuật đã trở nên cân bằng hơn qua các năm.) |
narrow (v) | – thu hẹp
– eg. The gap between the two teams has narrowed significantly over the season. (Khoảng cách giữa hai đội đã thu hẹp đáng kể qua mùa giải.) |
Meanwhile, there was a clear disparity among that of international students with the proportion of male at 9%, doubling that of female students. |
Meanwhile, clause, relative clause |
Phân tích ngữ pháp:
– Câu phức ghép có cấu tạo từ nhiều vế câu, thể hiện nhiều ý có mối quan hệ liên quan tới nhau, kết hợp với liên từ meanwhile thể hiện sự xảy ra đồng thời với ý đã nêu trong câu trước đó |
Among international students, an opposite pattern was seen compared to the previous period, with the female students becoming the dominant group at 15% in comparison with the male students’ 12%. |
clause, clause |
Phân tích ngữ pháp:
– Câu phức có cấu tạo từ nhiều vế câu, thể hiện nhiều ý có mối quan hệ liên quan tới nhau. |
Fill in the blanks with the correct word from the list:
dominance, demographics, disparity, gap, gender distribution, narrow
Đáp án:
Bạn vừa đi qua toàn bộ lý thuyết và bài mẫu cho Mixed Charts – một trong những thử thách lớn nhất của Task 1. Thách thức thực sự bây giờ là biến kiến thức đó thành một bài viết band điểm cao trong vòng 20 phút.
Để làm được điều này, một lộ trình rõ ràng là lựa chọn hiệu quả nhất:
1. Hiểu rõ điểm xuất phát và năng lực của bạn: Hãy đăng ký thi thử IELTS tại The Catalyst for English để nhận kết quả cũng như phân tích chi tiết về kỹ năng, thay vì phỏng đoán từ những giảng viên có kinh nghiệm dày dặn.
2. Lựa chọn một khóa học phù hợp với trình độ và mục tiêu cá nhân: Các khóa học IELTS tại The Catalyst for English, với sự hướng dẫn của giảng viên 8.0+ giàu kinh nghiệm, sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược làm bài vững chắc, tập trung chính xác vào những gì bạn cần cải thiện.
Như vậy, trong bài viết này, TCE đã cùng các bạn làm quen với dạng bài IELTS Writing Task 1 Mixed Charts. Mặc dù có nhiều hơn một dạng biểu đồ trong bài, những dạng bài này có lợi thế là dễ chia đoạn nên nếu viết sẽ dễ đạt tiêu chí về Coherence & Cohesion hơn. Với sự luyện tập đều đặn và chú ý đến từng chi tiết nhỏ, các bạn sẽ có thể viết một bài Writing Task 1 Mixed Charts hoàn chỉnh và đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS.
Như vậy, trong bài viết này, TCE đã cùng các bạn làm quen với dạng bài IELTS Writing Task 1 Mixed Charts. Với sự luyện tập đều đặn và chú ý đến từng chi tiết nhỏ, bạn sẽ có thể viết một bài Writing Task 1 Mixed Charts hoàn chỉnh. Để khám phá thêm các bài mẫu và chiến lược cho những dạng bài khác, đừng quên theo dõi chuyên mục IELTS Writing của chúng tôi nhé!