IELTS 7.0 cần bao nhiêu từ vựng? Cách ghi chép từ vựng hiệu quả
IELTS là kỳ thi đánh giá toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ, và từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được điểm số cao. Vậy IELTS 7.0 cần bao nhiêu từ vựng để bạn có thể...
Trong bài thi IELTS, Listening là kỹ năng giúp bạn có thể tăng cơ hội nâng cao band điểm của mình nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn do không nắm được cấu trúc đề thi và các dạng câu hỏi sẽ xuất hiện trong bài nên thường cảm thấy lúng túng và không có đủ thời gian để vừa nghe vừa đọc câu hỏi. Vậy các dạng bài trong IELTS Listening có những gì? Ở bài viết dưới đây, The Catalyst for English sẽ giới thiệu cho bạn 6 dạng bài phổ biến sẽ xuất hiện trong bài thi.
Trước khi bắt đầu ôn luyện thi IELTS Listening, bạn cần phải nắm rõ các yêu cầu và cấu trúc của đề thi:
Bài thi IELTS Listening mục đích là để kiểm tra trình độ nghe của bạn trong một cuộc trò chuyện, một buổi thảo luận bất kỳ hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Không chỉ vậy, bài thi còn đánh giá khả năng xác định vấn đề, cách nắm bắt thông tin và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của đề bài.
Bạn sẽ phải trả lời 40 câu hỏi thuộc 4 bài nghe trong vòng 30 phút. Mỗi bài nghe sẽ được phân bổ nhiều câu hỏi có độ phân loại từ dễ đến khó. Để hoàn thành tốt bài thi, bạn cần phải sở hữu cách phân loại câu hỏi IELTS Listening và phân chia thời gian làm bài cho phù hợp.
>> Đọc thêm: IELTS là gì? Những điều cần biết về kỳ thi IELTS mới nhất 2024
Đề thi IELTS Listening được chia làm 4 phần với nhiều chủ đề khác nhau:
Trong IELTS Listening, điểm thi được sắp xếp từ 0-9.0 tương ứng với khả năng nghe hiểu của mỗi thí sinh. Điểm càng cao thì khả năng nghe hiểu các đoạn hội thoại của thí sinh lại càng tốt. Như đã nói ở trên, bài thi có tất cả 40 câu với 4 part., mỗi câu sẽ được tính là 1 điểm. Số lượng câu trả lời đúng của thí sinh sẽ được quy đổi sang thang điểm IELTS từ 0-9.0 tương ứng. Khác với IELTS Reading, ở bài thi nghe IELTS thì 2 dạng Academic và General sẽ có cách tính điểm giống nhau.
Dưới đây là bảng điểm quy đổi IELTS theo số lượng câu trả lời đúng của thí sinh. Các bạn có thể tham khảo trong quá trình tự học để đánh giá được năng lực bản thân.
IELTS Listening Band Score | |
Câu trả lời đúng – Correct Answer | Band điểm – Band score |
39 – 40 | 9 |
37 – 38 | 8.5 |
35 – 36 | 8 |
33 – 34 | 7.5 |
30 – 32 | 7 |
27 – 29 | 6.5 |
23 – 26 | 6 |
20 – 22 | 5.5 |
16 – 19 | 5 |
13 – 15 | 4.5 |
10 – 12 | 4 |
7 – 9 | 3.5 |
5 – 6 | 3 |
3 – 4 | 2.5 |
Ở các dạng bài trong IELTS Listening, đây được đánh giá là dạng dễ nhất và thường xuất hiện trong phần 1. 2 dạng này có cách làm gần tương tự nhau, khi mà thí sinh sẽ cần điền đáp án vào biểu mẫu hoặc bảng đã được cho sẵn trong đề bài. Thường nội dung của các đoạn hội thoại sẽ là trao đổi về kế hoạch, dự định, việc booking đặt chỗ, hỏi xin thông tin về một sự kiện, khóa học, chương trình nào đó… Với dạng Table Completion, nó có thể là bảng giá, bảng thông tin…
b. Đặc điểm
Trong dạng bài này, các thí sinh thường sẽ được yêu cầu điền “ONE WORD” hoặc “ONLY TWO WORDS” và những yêu cầu khác tương tự. Tức là số từ quy định thí sinh được điền.
Hơn nữa, từ cần điền trong đáp án sẽ khác so với những gì bạn nghe được trong script listening. Các thí sinh sẽ cần xác định xem từ loại trong câu cần điền là từ loại gì (Danh từ, động từ, tính từ…) để có thể điền đáp án chính xác.
Đầu tiên, thông tin trong bảng thường khá ngắn gọn, ngắn hơn so với dạng form. Đặc biệt là những có mối liên hệ với nhau sẽ được sắp xếp lại theo hàng hoặc cột. Nội dung tổng quát của bài sẽ thường hay nằm chủ yếu ở cột đầu và hàng đầu của bảng
c. Cách làm tổng quan
Đây là bước mà các giáo viên ở TCE đều khuyên học sinh của mình làm. Nhờ việc xác định được các keyword chính trong câu hỏi, thí sinh có thể hiểu được ngữ cảnh, chú ý trước những từ đồng nghĩa có thể xuất hiện trong đoạn băng nghe. Từ đó, tỷ lệ trả lời đúng sẽ tăng lên.
Trong 2 dạng bài này, từ khóa thường xuất hiện trong các câu hỏi có trong form, hàng đầu và cột đầu của bảng. Thí sinh nên chú ý những phần này để xác định được những keyword có giá trị.
Bước 2: Đọc kỹ hướng dẫn để hiểu rõ yêu cầu và định dạng của câu trả lời.
Trong đề bài sẽ đưa ra số từ/chữ số mà thí sinh được phép điền. Ví dụ, nếu như đề bài ghi rằng “No more than two words and a number” thì có nghĩa là bạn có thể điền tối đa 2 từ và 1 con số. Tuy nhiên, nếu đề bài không có “than” mà là “No more two words or a number” thì bạn chỉ được phép điền 2 từ hoặc 1 số.
Bước 3: Xác định loại từ phù hợp thông qua cấu trúc câu
Như đã nói phía trên, ở dạng bài này thí sinh đa phần sẽ cần phải đổi loại từ sao cho phù hợp với nơi cần điền. Cụ thể, TCE sẽ lấy cho các bạn một ví dụ:
“Scientists can only make a …. about when the satellite will go”
Ở đây, phần cần điền nằm sau mạo từ “a” và đứng trước about. Chúng ta có thể xác định được chủ ngữ là “Scientists” và cụm động từ “can…make”.
Từ những dữ kiện trên, từ loại cần điền sẽ là một danh từ (noun)
Bước 4: Nghe Audio và take note lại những nội dung nghe được
Trong bài thi IELTS Listening, audio sẽ chỉ được phát một lần duy nhất nên buộc thí sinh phải hết sức tập trung. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp take note trong IELTS Listening để tốc ký lại những nội dung, từ khóa nghe được.
Bước 5: Điền đáp án và đảm bảo câu hoàn chỉnh về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp và tính logic với nội dung toàn bài
Sau khi điền xong, thí sinh cần phải kiểm tra xem với từ/số đó câu đã mang đúng ngữ nghĩa chưa? Về mặt ngữ pháp đã chuẩn hay chưa? Nội dung so với toàn bộ bài đã logic hay chưa?
Để dễ hiểu, với ví dụ phía trên, nếu thi sinh điền ở đây một TÍNH TỪ thì chắc chắn câu sẽ bị sai ngữ pháp. 2 trường hợp còn lại phụ thuộc vào ý nghĩa từ mà bạn điền.
>> Đọc thêm: Các cách luyện Speaking IELTS cho người mới bắt đầu hiệu quả
Sentences Completion là dạng bài yêu cầu thí sinh sẽ điềm từ nghe được trong đoạn script để hoàn thành câu. Ở dạng bài này, bài thi sẽ cung cấp một đoạn văn ngắn hoặc 1 bảng biểu chứa thông tin tóm tắt của bài nghe. Thí sinh cần phải điền các thông tin còn trong trong bản tóm tắt dựa theo nội dung mà đề bài đưa ra. Khi đối mặt với các câu hỏi khó trong IELTS Listening, nếu không tự tin bạn nên đọc trước câu hỏi và xác định trước những thông tin nào mình cần nắm bắt, những thông tin nào chỉ là ngoài lề.
b. Đặc điểm dạng bài Sentence Completion trong IELTS Listening
Có giới hạn cho số từ được điền
Trong dạng bài này, các thí sinh thường sẽ được yêu cầu điền “ONE WORD” hoặc “ONLY TWO WORDS” – tức là số từ quy định thí sinh được điền. Rất nhiều học viên ở TCE khi học trên lớp đã từng làm dạng bài này nhưng quên mất số từ quy định được điền khiến cho câu trả lời đó bị mất điểm một cách đáng tiếc.
Cần thay đổi dạng từ cần điền
Từ cần điền trong đáp án sẽ khác so với những gì bạn nghe được trong script listening. Các thí sinh sẽ cần xác định xem từ loại trong câu cần điền là từ loại gì (Danh từ, động từ, tính từ…) để có thể điền đáp án chính xác.
c. Sơ bộ các bước làm bài sentence completion cơ bản cho người mới bắt đầu
Bước 1: Xác định những keyword trước khi nghe để hiểu nội dung toàn đoạn
Đây là bước mà các giáo viên ở TCE đều khuyên học sinh của mình làm. Nhờ việc xác định được các keyword chính trong câu hỏi, thí sinh có thể hiểu được ngữ cảnh, chú ý trước những từ đồng nghĩa có thể xuất hiện trong đoạn băng nghe. Từ đó, tỷ lệ trả lời đúng sẽ tăng lên
Bước 2: Đọc kỹ hướng dẫn để hiểu rõ yêu cầu và định dạng của câu trả lời.
Trong đề bài sẽ đưa ra số từ/chữ số mà thí sinh được phép điền. Ví dụ, nếu như đề bài ghi rằng “No more than two words and a number” thì có nghĩa là bạn có thể điền tối đa 2 từ và 1 con số. Tuy nhiên, nếu đề bài không có “than” mà là “No more two words or a number” thì bạn chỉ được phép điền 2 từ hoặc 1 số.
Bước 3: Xác định loại từ phù hợp thông qua cấu trúc câu
Như đã nói phía trên, ở dạng bài này thí sinh đa phần sẽ cần phải đổi loại từ sao cho phù hợp với nơi cần điền. Bạn nên phân tích cấu trúc câu như TCE đã hướng dẫn ở trên để xác định từ loại hợp lý nhé.
Bước 4: Nghe Audio và take note lại những nội dung nghe được
Trong bài thi IELTS Listening, audio sẽ chỉ được phát một lần duy nhất nên buộc thí sinh phải hết sức tập trung. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp take note trong IELTS Listening để tốc ký lại những nội dung, từ khóa nghe được.
Bước 5: Điền đáp án và đảm bảo câu hoàn chỉnh về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp và tính logic với nội dung toàn bài
Sau khi điền xong, thí sinh cần phải kiểm tra xem với từ/số đó câu đã mang đúng ngữ nghĩa chưa? Về mặt ngữ pháp đã chuẩn hay chưa? Nội dung so với toàn bộ bài đã logic hay chưa?
Để dễ hiểu, với ví dụ phía trên, nếu thi sinh điền ở đây một TÍNH TỪ thì chắc chắn câu sẽ bị sai ngữ pháp. 2 trường hợp còn lại phụ thuộc vào ý nghĩa từ mà bạn điền.
>>> Đọc thêm: Chi tiết lệ phí thi IELTS tại BC & IDP 2024 & những điều cần biết
Multiple Choice cũng là một trong những dạng bài quen thuộc với bất kỳ ai đang ôn luyện IELTS Listening. Đề bài sẽ đưa ra câu hỏi và nhiều lựa chọn, nhiệm vụ của bạn là nghe kỹ nội dung của bài thi và tìm kiếm câu trả lời trong đó. Nhưng cũng có một vài trường hợp đề bài sẽ cho nhiều câu trả lời và yêu cầu bạn khoanh nhiều câu trả lời đúng. Dạng câu hỏi này xuất hiện trong part 3 bài thi IELTS Listening và đòi hỏi bạn phải có vốn từ vựng, ngữ pháp tốt để hiểu được nội dung chính mà đề bài muốn truyền tải.
b. Đặc điểm dạng multiple choice
Yêu cầu khả năng nghe hiểu tốt
Không giống như dạng complete sentences, phần multiple choice sẽ yêu cầu thí sinh phải nghe và đưa ra lựa chọn đúng trả lời cho câu hỏi. Nếu như dạng Chính vì thế mà thí sinh cần hiểu được nội dung của đoạn hội thoại mới có thể chọn được đáp án đúng.
Có sự xuất hiện của những đáp án gây nhiễu
Vì là dạng bài yêu cầu thí sinh lựa chọn một trên nhiều đáp án có sẵn, chắc chắn người ra đề sẽ cài thêm những đáp án gây nhiễu để có thể tăng tính phân hóa cho phần thi. Có 3 dạng đáp án gây nhiễu mà học viên tại TCE thường hay được nhắc về:
Để giải quyết những câu hỏi gây nhiễu và hỗ trợ cho quá trình suy luận ra đáp án dùng, phương pháp take note là phương pháp TCE thường hướng dẫn các học viên. Nhờ phương pháp này, thí sinh có thể nhanh chóng ghi lại những ý chính nghe được trong script. Từ đó làm cơ sở để đối chiếu, so sánh với dữ kiện đang có.
c. Bước làm bài Multiple choice tổng quan
Bước 1: Xác định nội dung tổng quan
Thí sinh nên đọc nhanh từ tiêu đề đến nội dung từng đoạn một trong đoạn văn sắp nghe. Việc này sẽ giúp cho bạn nắm được chủ đề của bài, những nội dung và ngữ cảnh của bài nghe. Nhờ hiểu được về ngữ cảnh, thí sinh sẽ có khả năng nghe hiểu chính xác hơn cũng như biết được những đáp án trong bài trả lời cho câu hỏi gì. Hơn nữa, việc này cũng gián tiếp gợi ý cho thí sinh về những từ đồng nghĩa, những thông tin có thể xuất hiện trong bài.
Bước 2: Xác định keyword và từ đồng nghĩa của chúng
Hãy gạch chân những từ khóa thể hiện được nội dung, ngữ cảnh của câu đó. Nhờ việc xác định được các keyword chính trong câu hỏi, thí sinh xác định được những thông tin quan trọng cần chú ý tới và sẽ ít nhiều giúp thí sinh có thêm phản xạ, dễ dàng biết được bản thân đang nghe đến đâu.
Từ những keyword mà thí sinh xác định, hãy nghĩ tới những từ đồng nghĩa với chúng. Bởi trong đoạn audio, từ các bạn nghe có thể không giống với từ trong đề bài. Thí sinh buộc phải có một lượng từ vựng tương đối để có thể dễ dàng thực hiện khâu này.
Bước 3: Tiến hành đọc và phân tích đáp án nhanh gọn
Vì thời gian trước khi audio được phát không có nhiều, thí sinh nên đọc lướt qua các đáp án. Có một cách khác là vừa nghe vừa lướt đọc đáp án, tuy nhiên cách này có thể khiến thí sinh không hoàn toàn tập trung vào bài nghe được. Sau khi đọc và xác định được nội dung chính của các đáp án, hãy cố gắng lọc đi những đáp án gây nhiễu nếu có thể.
Bước 4: Nghe Audio và take note lại những nội dung nghe được
Trong bài thi IELTS Listening, audio sẽ chỉ được phát một lần duy nhất nên buộc thí sinh phải hết sức tập trung. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp take note trong IELTS Listening để tốc ký lại những nội dung, từ khóa nghe được.
Bước 5: Phân tích và lọc đáp án từ dữ kiện đã nghe được.
Phần này yêu cầu thì sinh phải suy luận nhiều hơn. Sau khi hoàn thành nghe, hãy đối chiếu lại những phần thông tin bạn đã ghi chép được với từng đáp án. Thí sinh cần phải chú ý tới cách mà đề bài đã pharaphase lại từ script. Đặc biệt ở những đáp án gây nhiễu, thí sinh cần phải cẩn thận, so sánh cả về mặt ngữ nghĩa lẫn tính logic trong câu trả lời.
a. Tổng quan về dạng bài Matching Information trong IELTS Listening
Dạng bài Matching Information đòi hỏi thí sinh phải nối thông tin được đánh theo thứ tự A, B, C, D với thông tin đề bài cho được đánh số. Câu hỏi này thường xuất hiện trong part 2, part 3 của đề thi IELTS Listening và thường nói về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các chủ đề hàng ngày,….
Matching Information được đánh giá là bài thi dễ gây mất tập trung cho người nghe vì bạn phải vừa phải ghi nhớ đáp án vừa phải chắt lọc thông tin trong bài nghe. Không những vậy, các thông tin sẽ được đưa ra liên tục và bạn sẽ không có cơ hội nghe lại lần 2.
Có hai dạng Matching information trong bài thi IELTS Listening
Trong dạng bài này, mỗi đáp án sẽ tương ứng với 1 đoạn thông tin cụ thể. Các đáp án sẽ không được lặp lại. Đây có thể coi là dạng dễ nhất vì thí sinh sẽ dễ dàng sàng lọc đáp án và sắp xếp thứ tự hơn.
Dạng bài này sẽ khó hơn dạng bài ở trên, yêu cầu thì sinh vừa có khả năng suy luận, vừa có khả năng nghe hiểu và ghi nhớ nội dung tốt. Đáp án trong bài ít hơn, nhưng cho phép được lặp lại.
Format phần thi này ở part 2 và part 3 cũng có những sự khác biệt:
Ở part 2, dạng bài này sẽ có phần đơn giản hơn. Đề bài sẽ chủ yếu xoay quanh về một đối tượng cụ thể trong đoạn hội thoại được phát. Các câu hỏi sẽ là một danh sách các sự vật, hiện tượng, đối tượng… khác nhau. Các phương án trả lời là những đặc trưng, đặc điểm, hành động,… liên quan sẽ được miêu tả trong đoạn audio. TCE đã trích một số đề bài trong bộ luyện đề Cambridge để các bạn có thể hình dung dễ dàng hơn.
Khác với part 2, part 3 sẽ mang nặng tính học thuật hơn khi xoay quanh những chủ đề như sự kiện lịch sử, tác phẩm văn học, các luận văn,….Song, các phương án vẫn được xây dựng là những đặc trưng có liên quan tới sự vật, hiện tượng trong phần câu hỏi. Dưới đây là một số ví dụ được trích ra từ bộ IELTS Cambridge
Bước 1: Đọc hiểu tổng quan
Đây là dạng bài sẽ không có quá nhiều dữ kiện để thì sinh có thể đọc. Nhưng với lượng nội dung cho sẵn, thí sinh hãy dành thời gian đọc lướt để có thể nắm được nội dung chủ đạo, chủ đề của bài nghe. Việc dự đoán bối cảnh là một điều mà học sinh ở TCE thường được nhắc, bởi ngữ cảnh có thể làm ảnh hưởng tới ngữ nghĩa của từ/ câu được nói tới. Chỉ khi hiểu được ngữ cảnh thì thí sinh mới có thể nghe và hiểu chuẩn ngữ nghĩa.
Bên cạnh đó, việc đọc còn giúp thí sinh hiểu được mối tương quan giữa các đối tượng trong bài và đặc điểm của chúng, từ đó dễ dàng nghe hiểu và tăng được tốc độ làm bài. Ở TCE, các bạn học sinh còn hay được dặn phải chú tới một vài yếu tố như số lượng đáp án, số lượng câu hỏi, các cách pharaphase của đề bài…
Bước 2: Bắt đầu nghe và tiến hành phân tích đáp án
Tìm cách loại bỏ đáp án gây nhiễu
Từng câu hỏi và đáp án sẽ được đề cập lần lượt trong đoạn ghi âm. Tuy nhiên, ở một vài đề sẽ cố tình cho trước nhiều đáp án hơn số lượng câu hỏi nhằm tạo những đáp án gây nhiễu cho thí sinh. Các đáp án này có thể có nội dung gần tương tự so với đáp án đúng, hoặc đối lập với nội dung mà thí sinh được nghe. Thường có một vài dạng đáp án gây nhiễu như:
Những phương án gây nhiễu này có thể làm rối loạn khả năng nghe hiểu của thí sinh và khiến trả lời sai. Chính vì thế mà mỗi thí sinh cần bình tĩnh, lắng nghe các ý kiến và chú ý tới những cụm từ chỉ thời điểm, có tính chất phủ định. Tuy không phải là mục tiêu số 1, nhưng hãy cố gắng gạch bỏ đi nhiều phương án gây nhiễu nhất có thể để quá trình làm bài trở nên dễ dàng hơn.
Bước 3: Suy luận để xác định các đáp án đúng
Các câu hỏi và đáp án sẽ lần lượt được đề cập trong đoạn audio. Ngược lại với những đáp án gây nhiễu, những phương án có nội dung giống như trong đoạn ghi âm sẽ là đáp án chính xác. Để nhận diện, thí sinh cần chú ý tới những từ đồng nghĩa và cách diễn đạt tương tự với từ/cụm từ/câu được nói trong đoạn văn bản. Hãy tập trung take note và ghi lại những ý chính để có thể đối chiếu và suy luận rõ ràng hơn.
>> Đọc ngay: Hướng dẫn giải đề IELTS Writing Task 1 và Task 2 ngày 07/03/2024 kèm bài mẫu
Đây có lẽ sẽ là dạng bài khó nhất trong các dạng bài trong IELTS Listening. Các câu hỏi chứa Map, Plan, Diagram thường sẽ xuất hiện trong part 2 hoặc part 3 bài thi IELTS Listening. Đề thi sẽ cung cấp các hình minh họa như sơ đồ trường học, công viên, khu phố,…. hay cơ cấu, quy trình vận hành cỗ máy, thiết bị nào đó.
Ở phần thi này, đôi khi vị trí cần tìm sẽ xáo trộn và không được sắp xếp theo trình tự nhất định. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đọc lướt qua một lượt và xác định mốc đầu tiên trong hình vẽ, các điểm nổi bật để tránh nhiễu loạn thông tin trong quá trình làm bài.
b. Đặc điểm dạng bài chứa Map, Plan, Diagram
2 dạng đề map/diagram/plan phổ biến
Dạng 1: Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành bản đồ/biểu đồ
Khác với các dạng bài trong IELTS Listening khác. Trong dạng này, thí sinh sẽ được cung cấp một bản vẽ, sơ đồ hoặc bản đồ với những ô trống. Việc của thí sinh là nghe đoạn audio được phát và điền vào chỗ trống để hoàn thành nó. Tuy nhiên thì trong những năm trở lại đây, dạng đề này ít xuất hiện hơn
Dạng 2: Labelling – nối những đáp án có sẵn vào chỗ trống để hoàn thành bản đồ/biểu đồ
Trong dạng này, thí sinh sẽ không cần phải tìm từ để điền nữa mà đã có sẵn một danh sách những đáp án. Vẫn với những tấm bản đồ/biểu đổ/bản vẽ như trên, thì sinh sẽ gắn những đáp án trên vào ô trống để hoàn thành biển đồ.
Chi tiết từng dạng bài:
Hai dạng bài này có yêu cầu tương đối giống nhau khi cùng đưa cho người nghe một hình minh họa về mặt bằng của 1 nơi nào đó. Mỗi đáp án sẽ tương ứng với một vị trí có sẵn trên bản đồ và cần thì sinh nghe, nhận biết và điền vị trí đó vào. Giữa chúng có những đặc điểm khác nhau trong quá trình làm bài mà người học cần biết:
Map | Plan | |
Địa điểm mô tả |
|
|
Nội dung được đề cập |
|
|
Trong 2 dạng này, vì là dạng mô tả đường đi đến một địa điểm cụ thể nên điểm xuất phát sẽ thường được lấy làm mốc. Vậy nên sau khi hoàn thành một câu, thí sinh nên dò lại về điểm ban đầu của đề bài. Đây cũng là một dấu hiệu để nhận biết nếu như câu đó đã hết và nên chuyển sang câu khác.
Tuy nhiên, bài cũng có thể chỉ thẳng vị trí của một địa điểm thay vì là hướng đi tới đó.
Diagram thường là một biểu đồ kỹ thuật, mô tả lại quá trình, quy trình của một hiện tượng hoặc thí nghiệm, hoạt động nào đó. Từ audio và danh sách đáp án cho sẵn, thí sinh sẽ lựa chọn để hoàn thành biểu đồ trên.
Trong các dạng bài trong IELTS Listening nói chung và với dạng Map/plan/diagram, thí sinh không cần hiểu hết toàn bộ nội dung được nói tới trong bài. Người học chỉ cần nắm được bố cục cục bộ của bản đồ, biểu đồ được giao, nhận dạng được thông tin vị trí khi được nhắc tới.
TCE xin hướng dẫn cách giải tổng quan cho các bạn như sau:
Đầu tiên, thí sinh cần phải hiểu được yêu cầu của đề bài: đề bài đang yêu cầu gắn nhãn những đáp án đúng vào chỗ trống hay điền từ vào chỗ trống? Nếu là điền từ thì là điền bao nhiêu từ. Ví dụ với 2 yêu cầu dưới đây:
“Write the correct letter, A-H, next to the Questions 1-7”
Theo yêu cầu này, các đáp án đã được gắn nhãn tương đương với những chữ cái từ A-H. Việc của thí sinh là điền những CHỮ CÁI này vào ô trống. Nhưng nếu đề bài yêu cầu:
“Write no more than ONE WORDS for each answer”
Vậy thì bạn được điền tối đa là 1 từ trong đáp án. Hãy lưu ý rằng đáp án ở đây là “TỪ” chứ không phải chữ cái. Nếu như số từ nhiều hơn một, đáp án đó chắc chắn sẽ bị tính là sai.
Sau khi xác định được yêu cầu đề, thí sinh nên dành thời gian ngắn để phân tích và đọc các chỉ dẫn trên biểu/bản đồ. Trong dạng bản đồ, hãy chú ý tới điểm xuất phát. Điểm này thường sẽ được đánh dấu bằng chữ “Starting point” hoặc “you are here”. Đây sẽ là điểm mốc để các bạn có thể xác định chỉ dẫn theo đoạn audio chính xác hơn.
Bên cạnh đó, hãy nhìn xung quanh và xác định các địa điểm xung quanh. Hãy chú ý tới vị trí của các địa điểm trên bản đồ và nghĩ tới những từ ngữ mô tả địa điểm, vị trí của chúng. Nếu được thì hãy nhớ những địa điểm trên để quá trình suy luận sau khi nghe dễ dàng hơn.
Với dạng Diagram Labelling, hãy xác định thứ tự của quy trình được mô tả trong biểu đồ. Chú ý tới những sự vật xuất hiện trong từng giai đoạn trong quy trình bởi nó sẽ là những thứ được nhắc tới trong audio
Vì là dạng chỉ đường, mô tả quy trình nên điều quan trọng là thí sinh biết được mình đang nghe tới đâu. Hãy đặt bút vào điểm xuất phát và từ từ tưởng tượng ra địa điểm, đường đi, quá trình mà người nói đang nói tới. Hãy chú ý tới những từ vựng có ý nghĩa chỉ vị trí, báo hiệu sự thay đổi trong hướng đi, thay đổi trong câu hỏi. Ví dụ một vài từ như “start at”, “to begin with”,… Những từ ngữ này có thể là mỏ neo để bạn có thể nhận biết tiến trình của bài nghe đang tới đâu. Nếu như bị miss đáp án, hãy mạnh dạn bỏ qua câu hỏi đó để tiếp tục với tiến độ của bài nói để tránh ảnh hưởng những câu hỏi về sau..
Dạng short answer questions thường xuất hiện trong part 2 của bài thi. Ở phần này, đề bài sẽ đưa ra câu hỏi và phần trả lời, nhiệm vụ của bạn là tự điền câu trả lời dựa trên các thông tin mà bài nghe cung cấp. Ngoài chắt lọc thông tin và xác định những keyword có trong câu hỏi, bạn sẽ không có thêm bất kì gợi ý nào nữa.
Trong câu hỏi Short Answer Question, các câu hỏi sẽ yêu cầu số lượng từ hoặc số. Chẳng hạn như dưới câu hỏi sẽ có “NO MORE THAN ONE WORD OR NUMBER”. Nếu bạn viết quá số lượng từ/số mà đề bài cho phép, câu trả lời của bạn sẽ được đánh giá là không chính xác. Vậy nên, hãy lưu ý yêu cầu của đề bài để tránh làm mất điểm của bài thi.
Trong dạng bài này, các thí sinh thường sẽ được yêu cầu điền “ONE WORD” hoặc “ONLY TWO WORDS” – tức là số từ quy định thí sinh được điền. Rất nhiều học viên ở TCE khi học trên lớp đã từng làm dạng bài này nhưng quên mất số từ quy định được điền khiến cho câu trả lời đó bị mất điểm một cách đáng tiếc.
Khác biệt với dạng Labelling hay sentence completion, thí sinh sẽ chỉ có câu hỏi và yêu cầu điền đáp án để trả lời câu hỏi đó. Nói cách khác, thí sinh sẽ đoán ngữ cảnh dựa vào câu hỏi, phải nghe, hiểu và trả lời lại câu hỏi đó chứ không có bất kỳ gợi ý nào.
Chính vì không có gợi ý đáp án, cũng như sự hạn chế trong ngữ cảnh ở đề bài, dạng bài này sẽ thử thách khả năng nghe hiểu của thí sinh. Đặc biệt trong điều kiện audio lướt khá nhanh và không được nghe lại lần 2, thí sinh buộc phải tập trung cao độ để nắm bắt được chính xác những thông tin được đề cập tới.
Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài và số lượng từ quy định
Trong đề bài sẽ đưa ra số từ/chữ số mà thí sinh được phép điền. Ví dụ, nếu như đề bài ghi rằng “No more than two words and a number” thì có nghĩa là bạn có thể điền tối đa 2 từ và 1 con số. Tuy nhiên, nếu đề bài không có “than” mà là “No more two words or a number” thì bạn chỉ được phép điền 2 từ hoặc 1 số.
Hãy chú ý đọc kỹ yêu cầu về đáp án để không bị mất điểm một cách không đáng tiếc.
Bước 2: Xác định keyword và dự đoán ngữ cảnh và định dạng đáp án
Đây là bước mà các giáo viên ở TCE đều khuyên học sinh của mình làm trong tất cả các dạng bài trong IELTS Listening. Nhờ việc xác định được các keyword chính trong câu hỏi, thí sinh có thể hiểu được ngữ cảnh, chú ý trước những từ đồng nghĩa có thể xuất hiện trong đoạn băng nghe. Từ đó, tỷ lệ trả lời đúng sẽ tăng lên
Các keyword sẽ là những từ mang nội dung, những sự vật, sự việc có đặc điểm đang yêu cầu thí sinh trả lời cho.
Ví dụ, nếu đề bài hỏi;
“What time does the farm park open”
Keyword: “time”, “farm park”, “open”
Qua đây, ta cũng có thể hiểu ngữ cảnh bài nghe sẽ giới thiệu về một chuyến đi chơi, dự định đi du lịch, hướng dẫn về một địa điểm nào đó… Về định dạng đáp án, vì hỏi về “time” nên đáp án sẽ là một khung giờ cụ thể.
Bên cạnh đó, hãy chú ý tới những từ đồng nghĩa và cách paraphrase của đề bài. Trong đoạn audio, cách nói có thể thay đổi, biến tấu đi để tăng độ khó cho bài thi. Hãy dự đoán thêm một vài từ đồng nghĩa và một vốn từ vựng xoay quanh những chủ đề như: thời gian, cách đọc số, giá tiền, địa chỉ, đánh vần chữ cái và số…
Bước 3: Tiến hành nghe và take note
Trong bài thi IELTS Listening, audio sẽ chỉ được phát một lần duy nhất nên buộc thí sinh phải hết sức tập trung. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp take note trong IELTS Listening để tốc ký lại những nội dung, từ khóa nghe được.
Trong quá trình nghe, hãy chú ý tới các thông tin gây nhiễu . Một hình thức phổ biến trong các đoạn audio của bài thi nghe là người nói thường đưa đáp án nhưng lại nói thêm 1-2 câu để sửa lại. Điều này dễ khiến thí sinh bị bối rối khi mới bắt đầu nghe.
Dấu hiệu nhận biết của chúng là những từ ngữ chỉ sự đối lập, ví dụ như “but”, “however” hoặc “sorry”…
Bước 4: Cuối cùng: điền hoàn thiện đáp án
Sau khi điền xong, thí sinh cần phải kiểm tra xem với từ/số đó đã đúng số lượng với đề bài yêu cầu chưa? Đã giải quyết được nội dung câu hỏi đặt ra hay chưa?
Ngoài những dạng câu hỏi được liệt kê ở phía trên, trong bài thi IELTS Listening còn rất nhiều dạng bài khác nữa và được hội đồng thi thay đổi liên tục. Trên đây là cấu trúc bài thi IELTS Listening và các dạng bài trong IELTS Listening. The Catalyst for English hy vọng bạn sẽ nắm bắt được các dạng bài thi và có một lộ trình ôn tập hiệu quả.
Nếu bạn còn đang gặp khó khăn trong quá trình luyện thi IELTS, hãy tìm hiểu ngay lộ trình học IELTS từ 0-8.0+ của The Catalyst for English. Tại các khóa học của TCE, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ từ kiến thức từ vựng, ngữ pháp cho đến kỹ năng làm bài và tài liệu học IELTS. Qua đó, bạn sẽ có đủ khả năng để có thể vượt qua các dạng bài trong IELTS Listening một cách dễ dàng nhất. Vậy nên đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay để nhận được lộ trình học riêng cho bản thân mình nhé!