Phân biệt A Number Of và The Number Of chỉ trong 10 phút
Trong tiếng Anh, việc sử dụng chính xác các cụm từ có thể ảnh hưởng lớn đến sự hiểu biết và giao tiếp hiệu quả. Hai cụm từ A Number Of và The Number Of thường gây nhầm lẫn cho nhiều...
Luyện thi kỹ năng nói là cả một hành trình dài đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Vì vậy, bạn cần phải có lộ trình ôn tập hợp lý để đạt được band điểm mà mình mong muốn. Vậy đâu là những cách luyện tập kỹ năng này tại nhà khi chưa biết bắt đầu từ đâu? Trong bài viết này, TCE sẽ giới thiệu cho bạn những phương pháp luyện IELTS Speaking cho người mới bắt đầu.
Trước khi bắt đầu ôn tập bất kì kĩ năng nào, bạn cần phải biết trước những dạng bài sẽ xuất hiện trong bài thi IELTS Speaking cũng như tiêu chí chấm điểm của Hội đồng thi.
Bài thi IELTS Speaking thường kéo dài từ 10-15 phút và có 3 phần:
Cụ thể bạn có thể xem ảnh dưới đây:
Có 4 yếu tố chính sẽ được Ban Giám khảo sử dụng để đánh giá điểm bạn nên biết khi luyện thi IELTS Speaking:
>>> Đọc thêm: Thang điểm IELTS và cách tính điểm IELTS chi tiết cho 4 kỹ năng
Từ vựng và ngữ pháp chính là nền tảng vững chắc cho việc học bất cứ ngôn ngữ nào, không chỉ riêng tiếng anh và bài thi IELTS. Đây sẽ là yếu tố then chốt trong việc đạt được điểm số cao trong bài thi Speaking. Do đó, việc ôn luyện từ vựng và ngữ pháp là một trong những việc cần làm để luyện thi IELTS Speaking hiệu quả.
Đối với từ vựng, không chỉ đơn thuần là hiểu nghĩa mà bạn còn cần nắm rõ ngữ cảnh sử dụng và dạng từ loại của từ để vận dụng câu chữ một cách chính xác. Bên cạnh đó, việc luyện tập nói đầy đủ cấu trúc câu chuẩn cũng vô cùng quan trọng bởi IELTS không chỉ đánh giá khả năng giao tiếp thông thường mà còn đòi hỏi tính học thuật cao hơn. Sử dụng được linh hoạt những kiểu câu, từ vựng thay thế nhau cũng là một trong những tiêu chí đánh giá của bài thi IELTS.
Bạn nên áp dụng học từ theo chủ đề kết hợp với việc học cách đặt câu và hệ thống các cấu trúc ngữ pháp.
>>> Tham khảo: 12 thì trong tiếng Anh: Công thức, dấu hiệu và cách dùng chi tiết
Phát âm một trong những yếu tố quan trọng trong tiêu chí chấm điểm của bài thi IELTS Speaking. Việc phát âm chuẩn xác sẽ giúp người nghe dễ dàng hiểu được ý nghĩa câu nói khi giao tiếp và Chỉ khi bạn sở hữu cách phát âm chuẩn xác, người nghe mới có thể dễ dàng nắm bắt ý tưởng mà bạn muốn truyền đạt. Bên cạnh phát âm, ngữ điệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự tự nhiên,trôi chảy trong bài nói.
Chính vì thế mà khi luyện IELTS Speaking, bạn cần học và luyện tập từ những kỹ năng nền tảng nhất của phát âm. Ví dụ như khẩu hình, bảng chữ cái IPA, trọng tâm của từ. Với ngữ điệu, đó là cách nhấn nhá, lên xuống giọng, nối âm sao cho hợp lý. Để chinh phục phần thi Speaking trong kỳ thi IELTS, bạn cần chú trọng luyện tập cả hai yếu tố quan trọng này:
Bạn nên tự luyện tập nhờ việc tập pháp âm trước gương hoặc ghi âm và nghe lại để điều chỉnh phát âm.
Đối với những người không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ, việc rèn luyện phản xạ tư duy và nói tiếng Anh một cách trôi chảy là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt là khi tham gia thi Speaking IELTS cần phải giao tiếp trực tiếp với giám khảo.
Để chinh phục phần thi này, bạn cần dành thời gian luyện tập mỗi ngày, lý tưởng là từ 2-3 tiếng. Hãy biến việc luyện tập thành thói quen và biến nó thành một phần không thể thiếu trong quá trình học tập tiếng Anh của bạn.
Một phương pháp luyện tập hiệu quả là tự đứng trước gương và thực hành đối thoại. Việc này giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp, đồng thời giúp bạn quan sát và điều chỉnh khẩu hình miệng cho phù hợp. Bạn sẽ thực sự có thể giao tiếp và luyện Speaking IELTS thành thói quen nếu như bạn vượt qua được sự ngại ngùng và xấu hổ khi tự quan sát bản thân luyện tập.
Ngoài việc tự học, bạn cũng có thể tìm kiếm những người bạn đồng học cùng nhau học IELTS. Có rất nhiều trường hợp các bạn cảm thấy chán nản vì phải tự ôn luyện một mình và không có động lực để học hỏi thêm. Vậy nên, hợp tác cùng học hỏi chính là cách tuyệt vời để tiến bộ nhanh chóng không chỉ trong kỹ năng Speaking mà trong tất cả các kỹ năng khác. Thực hiện các bài tập luyện cùng nhau, trao đổi ý kiến và sửa lỗi cho nhau sẽ giúp bạn tự tin trong IELTS Speaking và không ngừng cải thiện điểm số của bản thân.
>>> Đọc thêm: IELTS là gì? Những điều cần biết về kỳ thi IELTS mới nhất 2024
Trong giai đoạn luyện đề, thí sinh không chỉ nên dành thời gian tự luyện đề mà nên tham gia cả những kỳ thi thử để luyện tập speaking một cách thực tế nhất.
Bạn nên biết rằng tâm lý ảnh hưởng rất nhiều tới suy nghĩ và khả năng nói của con người. Có nhiều trường hợp, thí sinh luyện IELTS Speaking ở nhà rất tốt nhưng lại không thể giữ vững phong độ đó khi tham gia kỳ thi chính thức. Chính vì thế mà trước khi tham gia vào bài thi chính thức, thí sinh nên dành thời gian tham gia các kỳ thi thử IELTS. Nhờ tham gia những kỳ thi này, thí sinh sẽ sớm quen được với không khí của kỳ thi thử, luyện tập khả năng chịu áp lực và brainstorm ý tưởng nhanh chóng.
Bạn có thể tham gia kỳ thi thử IELTS của The Catalyst for English. Ở đây, độ khó của đề sẽ được đẩy lên 120%, cùng trải nghiệm thi mô phỏng giống với kỳ thi thật. Chính vì thế, thí sinh sẽ nhanh chóng làm quen được với áp lực trong phòng thi.
Đăng ký thi thử IELTS 4 kỹ năng của The Catalyst for English tại đây
Sau khi đã nắm bắt được cấu trúc bài thi kỹ năng nói trong IELTS, giờ đây bạn có thể xây dựng cho mình một lộ trình ôn tập hợp lý và các phương pháp luyện thi IELTS Speaking từ cơ bản. Dưới đây là những cách luyện tập IELTS Speaking hiệu quả mà The Catalyst for English sẽ giới thiệu cho bạn:
Với những người mới bắt đầu, phản xạ về nói tiếng Anh gần như là rất yếu. Người học lúc này chỉ có khả năng trả lời những câu hỏi đơn giản trong giao tiếp như “Hello”, “How old are you?”…
Chính vì thế khi luyện speaking cho người mới bắt đầu, người học nên tập trung học bổ sung và ôn tập lại những phần kiến thức cơ bản. Trong đó bao gồm ngữ pháp, cách phát âm, phát triển vốn từ vựng của bản thân. Đây toàn bộ là những kiến thức nền tảng bạn bắt buộc phái nắm được để có thể sử dụng trong quá trình phát triển những kỹ năng làm bài. Có một lưu ý đó là hãy chọn lọc những chủ điểm kiến thức trọng tâm, thường xuyên được sử dụng để tránh mất thời gian và học lan man không cần thiết.
Về Grammar range and accuracy:
Hiểu rõ, có thể sử dụng các thì động từ cơ bản trong tiếng Anh.
Làm quen với những loại câu như câu bị động, câu điều kiện, câu so sánh, các mệnh đề quan hệ và nắm được cách chia động từ.
Về phát âm:
Biết và nắm được cách phát âm theo bảng phiên âm IPA
Lexical resources:
Nhớ và có thể sử dụng để diễn đạt ý muốn nói của bản thân trong các chủ đề cơ bản
Fluency & Coherence:
Có thể trả lời những câu hỏi đơn giản, những đoạn hội thoại dài hơn
5 thì cơ bản trong tiếng Anh |
Ở giai đoạn đầu, người học nên tập trung vào 5 thì động từ cơ bản nhất trong tiếng Anh. Những kiến thức cơ bản bạn cần nắm vững đó là cách chia động từ, các dấu hiệu nhận biết và cách sử dụng của thì đó.
Hiện tại đơn, Quá khứ đơn, Tương lai đơn, Hiện tại tiếp diễn, Hiện tại hoàn thành |
Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ |
Trong tiếng Anh, việc phân chia động từ theo chủ ngữ là điều cơ bản trong ngữ pháp. Điều này đảm bảo tính chính xác và rõ ràng trong giao tiếp và viết lách. Vì thế mà những người học cần nắm vững những quy tắc cơ bản về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.
Cụ thể, người học cần nắm rõ những trường hợp sẽ chia số ít, chia số nhiều. Trong những câu phức có nhiều vế, nhiều chủ ngữ cần xác định xem động từ sẽ chia theo chủ ngữ nào. |
Câu bị động |
Tương ứng với việc học các thì, bạn cần học luôn cấu trúc câu bị động tương ứng với thì đó, bởi vì người nước ngoài thường hay sử dụng câu bị động thay cho câu chủ động. Ngoài ra, trong phần nói nếu dùng linh hoạt được câu chủ động và bị động xen kẽ nhau thì sẽ được điểm cao.
Hãy học cấu trúc bị động của các thì cơ bản sau: hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành. Để có thể đa dạng những cách trả lời và đảm bảo mô tả chính xác ý và ngữ cảnh nói, bạn cũng cần hiểu cách sử dụng cấu trúc câu bị động. Ngoài ra việc linh hoạt chuyển đổi giữa 2 cấu trúc câu chủ động và bị động trong bài thi IELTS Speaking có thể giúp thí sinh tạo ấn tượng và có cơ hội đạt được điểm số cao. |
Câu so sánh |
Đây là một chủ đề ngữ pháp quan trọng khi luyện speaking cho người mới bắt đầu. Đây cũng là một phần ngữ pháp không quá khó cho những người mới bắt đầu. hãy học và nắm kỹ những kiến thức như:
Tính từ ngắn, tính từ dàiCấu trúc so sánh hơn kém, hơn nhấtCách biến đổi tính từ theo từng kiểu so sánh |
Mệnh đề quan hệ |
Để tăng tính tự nhiên và phong phú trong cách diễn đạt, mệnh đề quan hệ chính là công cụ quan trọng giúp bạn tạo ra các câu dài và phức tạp hơn song vẫn đảm bảo được tính tự nhiên. Thay vì sử dụng các câu ngắn và đơn giản, mệnh đề quan hệ cho phép bạn kết hợp các ý tưởng một cách mạch lạc và trôi chảy hơn.
Với trình độ căn bản, thí sinh chỉ cần nắm được những mệnh đề quan hệ thường gặp, những đại từ quan hệ và cách sử dụng của chúng. |
Đọc thêm:
Học cách phát âm thông qua bảng phiên âm quốc tế IPA
Bảng phiên âm tiếng Anh hay International Phonetic Alphabet (IPA) là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế cơ bản nhất cần nắm vững khi luyện speaking cho người mới bắt đầu. học tiếng Anh. Nhờ vào bảng IPA, người học có thể hiểu rõ phiên âm quốc tế và nắm bắt cách đọc của từng âm và phát âm tiếng Anh chính xác.
Bạn có thể học cách phát âm từng âm một, tìm hiểu về khẩu hình miệng. Dưới đây là một video hướng dẫn cách học bảng IPA đến từ Oxford Online English mà TCE sưu tầm được, bạn có thể xem và học theo nhé!
Ở giai đoạn đầu, người học có thể học những từ vựng tiếng Anh cơ bản trong những chủ đề xoay quanh cuộc sống hàng ngày. Xây dựng được vốn từ vựng sẽ là yếu tố quyết định xem bạn có thể nói được những câu đơn. TCE xin phép gợi ý một vài chủ đề mà bạn nên học:
– Family and friends
– School & Workplace
– Leisure & Hobby
– Education
– Natural
Không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ từ vựng, người học sẽ cần phải có khả năng áp dụng chúng trong việc nói. Hãy tìm hiểu thử những câu hỏi cơ bản trong part 1 của bài thi IELTS Speaking và tự tìm cách trả lời với vốn từ và những cấu trúc ngữ pháp đã học.
>>> Tham khảo: Tổng hợp 20+ nguồn tài liệu học IELTS cho người mới bắt đầu 2024
Những học viên trong giai đoạn xây dựng nền tảng thường có trình độ từ 3.0 và mục tiêu 4.5+ IELTS, tương ứng với các dòng lớp IELTS Elementary và IELTS Pre-Intermediate tại TCE.
Trong giai đoạn này, người học sẽ được học về cấu trúc và từng dạng bài trong IELTS Speaking. Với ngữ pháp, người học sẽ học những chủ điểm nâng cao, những cấu trúc câu phức tạp hơn và ứng dụng nó vào trong phần nói của bản thân. Về mặt phát âm, người học cũng sẽ cần học về quy tắc trọng âm, nguyên lý của nối âm, ngữ điệu,… để tăng sự trôi chảy, tốc độ và sự tự nhiên khi nói. Tương tự với từ vựng, trong giai đoạn này yêu cầu người học tiếp tục xây dựng vốn từ vựng có level cao hơn từ A2-B1.
Mục tiêu cần đạt trong giai đoạn này
Nắm được thêm những thì động từ phức tạp hơn trong tiếng Anh
Chia được động từ chính xác nhanh chóng khi nói trong những câu có chủ ngữ phức tạp
Linh hoạt và chính xác trong khi sử dụng các thì động từ
Dễ dàng phát âm hơn khi nhìn vào phiên âm hoặc từ vựng
Có thể nối âm cơ bản, có ngữ điệu cơn bản khi nói
Lexical resources:
Sử dụng được đa dạng kiểu câu đơn giản
Nhớ và sử dụng được những từ vựng theo những chủ đề cơ bản trong IELTS Speaking
Fluency & Coherence: Có thể trả lời những câu hỏi đơn giản, những đoạn hội thoại dài hơn
Nội dung ôn tập:
Khi luyện speaking cho người mới bắt đầu, Part 1 của bài thi nói sẽ là nền tảng quan trọng để người học phát triển về sau.
Trong phần thi này, thi sinh thường sẽ được hỏi những câu hỏi đơn giản về bản thân, sở thích, gia đình, cuộc sống hàng ngày… Để có thể trả lời tốt part 1, thí sinh sẽ cần có tốc độ phản xạ khi nói tiếng Anh một cách tương đối, cùng khả năng lên ý tưởng nhanh.
Sau khi đã thành thạo part 1, bạn có thể bắt đầu làm quen với part 2 và part 3. Part 2 yêu cầu bạn trình bày một chủ đề nhất định trong vòng 1-2 phút. Khi này, thí sinh cần sử dụng tối đa khả năng triển khai ý tưởng cùng một chiến lược kiểm soát độ dài câu trả lời phù hợp trong khoảng thời gian yêu câu. Trong khi đó part 3 yêu cầu bạn thảo luận về chính chủ đề bạn vừa được giao trong part 2 với giám khảo và cũng là phần thử thách nhất trong bài thi IELTS Speaking.
Vốn từ vựng phong phú là chìa khóa để bạn có thể diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và trôi chảy. Hãy dành thời gian học tập và ghi nhớ nhiều từ vựng mới, đồng thời học cách sử dụng các từ đồng nghĩa và nhiều cách diễn đạt khác nhau để tăng tính phong phú cho bài nói.
Để có một bài thi Speaking thành công, bạn cần có phương pháp lên và triển khai ý tưởng hiệu quả. Hãy học cách phân tích đề bài, xác định ý chính và sắp xếp ý tưởng một cách logic.
Shadowing là phương pháp bắt chước phát âm, ngữ điệu và nhịp điệu của người bản xứ để luyện tập nói tiếng Anh. Mục đích chính là khiến người đọc có thể tiếp cận làm quen và mô phỏng lại chính xác nhất có thể cách sử dụng tiếng Anh khi nói của người bản xứ.
Cải thiện khả năng phát âm: Shadowing giúp bạn bắt chước ngữ điệu, nhịp điệu và cách phát âm của người bản ngữ một cách tương đối. Nhưng nếu bạn tạo được thói quen luyện tập bằng phương pháp này trong thời gian dài, với đa dạng ngữ điệu bạn có thể phát triển được tốc độ nói và phát âm của bản thân giống với ngữ điệu bạn thường nghe.
Tăng cường vốn từ vựng và các cấu trúc diễn đạt: Khi luyện tập với phương pháp này, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều từ vựng và cấu trúc rất độc đáo. Đặc biệt với những bạn mê phim và hay luyện tập theo lời thoại của phim. thu được nhiều từ vựng và cấu trúc ngữ pháp mới. Nhờ việc nói lặp lại những từ vựng và cấu trúc này sẽ giúp bạn ghi nhớ chúng một cách hiệu quả và có khả năng sử dụng khi cần.
Dễ bị phân tâm, xao nhãng: Với những bạn sử dụng phim điện ảnh làm tư liệu luyện tập phương pháp Shadowing, các bạn có thể dễ bị xao nhãng và cuốn theo việc giải trí. Vậy nên hãy có chọn lọc những bài nghe, video để có thể luyện tập phương pháp này hiệu quả.
Cần nhiều thời gian luyện tập: Không phải ai cũng có khả năng bắt chước người khác nhanh chóng. Tương tự với phương pháp này, người học sẽ cần thời gian để làm quen theo ngữ điệu, nhịp điệu và cách phát âm, sử dụng ngôn từ của người nói. Đặc biệt với những người học có trình độ chưa cao.
>>> Đọc thêm: IELTS là gì? Những điều cần biết về kỳ thi IELTS mới nhất 2024
Giai đoạn chuyên sâu dành cho những người học thường ở trình độ B2, cần học những kiến thức chuyên sâu về IELTS và luyện tập nhiều để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi. Những học viên trong giai đoạn xây dựng nền tảng thường có trình độ từ 6.0-6.5+ IELTS, tương ứng với các dòng lớp IELTS Intermediate và IELTS Advanced tại TCE.
Trong giai đoạn này, người học sẽ tập trung vào phát triển kỹ năng làm bài và luyện đề chuyên sâu có độ khó cao. Về mặt từ vựng, người học sẽ xây dựng vốn từ vựng ở level C1-C2. Bên cạnh đó là phát triển đầy đủ kỹ năng triển khai ý tưởng, cách áp dụng tư duy phản biện vào part 3 của bài thi Speaking, kỹ năng phát âm và nói sao cho có ngữ điệu. Luyện tập thường xuyên là yêu cầu bắt buộc trong giai đoạn này.
Grammar range & Accuracy: Sử dụng chuẩn các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, linh hoạt giữa các loại câu trong tiếng Anh
Phát âm: Phát âm chuẩn, có ngữ điệu, nối âm, trọng âm rõ ràng
Lexical resource: Sử dụng được linh hoạt từ vựng, cấu trúc diễn đạt trong nhiều chủ đề, độ khó khác nhau, lồng ghép được collocations và idioms hợp lý
Fluency & Coherence: nói trôi chảy, hạn chế việc ngắt quãng giữa bài, thí sinh biết triển khai ý tưởng một cách liền mạch, logic với nhau để tăng độ dài bài nói hợp lý
Học phương pháp triển khai ý cho bài thi Speaking
Bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mức band cao với việc trả lời câu hỏi một cách đơn thuần là Yes or No hoặc bằng 1 câu đơn bất kỳ. Ở trình độ B2, C1, C2, giám khảo sẽ yêu cầu thí sinh cao hơn về cách triển khai ý tưởng của thí sinh trong khi nói.
Chính vì thế mà người học ở trình độ này phải nắm vững được những phương pháp triển khai ý tưởng cho bài thi Speaking.
Một vài trong số đó có thể kể đến: Giải thích, đưa ra ví dụ, so sánh, đưa ra ví dụ đối lập…
Khi đạt đến những level cao, yêu cầu về từ vựng sử dụng cũng sẽ tăng lên. Người học buộc phải có khả năng ghi nhớ và sử dụng thực tế những từ vựng có level khó một cách linh hoạt trong diễn đạt. Bên cạnh đó còn có những cụm động từ, collocations, idioms…
Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng nhiều từ vựng khó là có khả năng đạt được mức band cao. Trên thực tế có rất nhiều thí sinh vẫn đạt 7.5, 8.0 IELTS mà không cần sử dụng quá nhiều idiom hay cụm từ phức tạp.
Để lý giải, đó là vì họ có cách sử dụng và đan xen hợp lý để làm đa dạng cách diễn đạt của bản thân thay vì lạm dụng nó. Đây cũng chính là điều cần lưu ý cho mỗi thí sinh khi thực hiện bài thi Speaking.
Ở giai đoạn chuyên sâu, việc luyện tập thường xuyên là điều bắt buộc. Bạn có thể luyện tập với những đề mock test, đề forecast speaking để luyện tập với partner. Các bạn học sinh ở TCE thường sẽ dành những buổi 1-1 để có thể luyện speaking trực tiếp với giáo viên.
Bạn có thể tham khảo bộ sách IELTS Speaking forecast Quý 2, 2024 kèm đáp án & audio gần 200 trang của The Catalyst for English. Ngoài các chủ đề để cho bạn tập nói, bộ sách còn có sẵn audio lời giải cho các dạng bài IELTS Speaking part 2 cùng hướng dẫn cách triển khai ý, cách sử dụng từ vựng chi tiết.
Việc thực hành tự nói chuyện với bản thân không chỉ giúp nâng cao kỹ năng Nói mà còn tạo thói quen tư duy bằng Tiếng Anh. Đây là một trong những cách tự học IELTS Speaking đơn giản mà hiệu quả cho những bạn mới bắt đầu luyện thi IELTS.
Trên đây là những cách luyện IELTS Speaking hiệu quả dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết mà The Catalyst for English vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thể tự xây dựng cho mình một lộ trình ôn luyện phù hợp với trình độ và đạt được kết quả mong muốn.