IELTS 7.0 cần bao nhiêu từ vựng? Cách ghi chép từ vựng hiệu quả
IELTS là kỳ thi đánh giá toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ, và từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được điểm số cao. Vậy IELTS 7.0 cần bao nhiêu từ vựng để bạn có thể...
Bài thi IELTS Listening luôn được đánh giá là 1 trong những kỹ năng gây ra nhiều rào cản khó khăn nhất đối với thí sinh. Nhưng đây cũng có thể trở thành phần thi giúp cải thiện band điểm IELTS của bạn nếu bạn có một lộ trình luyện nghe đúng cách. Vậy đâu là bí quyết luyện nghe tiếng Anh IELTS tại nhà? Hãy để TCE English hướng dẫn luyện nghe tiếng Anh IELTS siêu chất lượng bạn nhé!
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dù có cố gắng luyện nghe tiếng Anh IELTS nhiều đến mấy cũng không thấy hiệu quả. Dưới đây là những nguyên do phổ biến nhất mà hầu như tất cả thí sinh khi mới bắt đầu làm quen với bài thi IELTS Listening đều mắc phải.
Tại sao phát âm chưa tốt, chưa nắm rõ cách phát âm lại ảnh hưởng tới khả năng nghe IELTS? Nghe hơi kỳ lạ nhưng điều này lại rất hợp lý. Bởi nghe và nói là 2 chức năng đi liền với nhau của con người. Khi học phát âm, chúng ta đều học bằng cách nghe và bắt chước. Nếu như thí sinh nắm được cách phát âm, các quy tắc nối âm, cũng như nhiều loại accent, thí sinh đó chắc chắn đã nhớ được về âm thanh của chúng khi nghe.
Đó cũng chính là lý do ở những lớp học nền tảng của TCE như English Beginner, IELTS Elementary, các bạn học viên sẽ được dạy về 44 âm trong bảng IPA và những nguyên tắc, kỹ thuật phát âm cơ bản.
Đây là những nền tảng quan trọng giúp các bạn nắm được cách phát âm. Ở các lớp cao hơn, các bạn sẽ được học thêm về ngữ điệu, nhấn âm, nối âm… Giúp các bạn được nghe và làm quen với nhiều kiểu phát âm, ngữ điệu nói khác nhau. Từ đó phát triển được khả năng nghe trong bài thi IELTS.
Khi mới bắt đầu tự ôn luyện nghe IELTS tại nhà, rất nhiều bạn đã tự đặt áp lực cho bản thân là phải nghe, hiểu từng từ trong bài thi. Thế nhưng, đây chính là cách học hoàn toàn sai lầm. Việc này không chỉ làm cho bạn mất nhiều thời gian mà còn không thể cải thiện kỹ năng nghe của mình.
Cố gắng nghe hiểu từng từ trong cuộc hội thoại sẽ khiến việc nghe của bạn bị đứt quãng, không liền mạch và vô tình bỏ lỡ những thông tin quan trọng trong bài thi. Nếu trong quá tình luyện tập, phương pháp này sẽ làm bạn tốn nhiều thời gian trong 1 bài nghe khi vừa phải nghe, vừa phải ghi chép từ vựng. Đặc biệt, khi tham gia thi IELTS Listening, bạn chỉ có thể được nghe 1 lần duy nhất nên khi thực hiện phương pháp luyện nghe như vậy, bạn sẽ khó có thể nâng cao mức điểm IELTS của mình.
Từ vựng và ngữ pháp là những kiến thức nền tảng cho cả 4 kỹ năng trong IELTS. Với người mới luyện nghe tiếng anh IELTS ,bạn sẽ gặp khó khăn khi hiểu ý chính của bài và bỏ lỡ các thông tin của câu trả lời nếu như còn hạn chế trong 2 mảng kiến thức này.
>> Đọc thêm: IELTS là gì? Những điều cần biết về kỳ thi IELTS mới nhất 2024
Sẽ có nhiều bạn thắc mắc tại sao luyện tập nghe mà lại phải học thêm về ngữ pháp. Nhiều người cho rằng giao tiếp không cần ngữ pháp mà chỉ cần có vốn từ vựng tiếng Anh tốt, khả năng phát âm chuẩn là đã có thể nói lưu loát. Điều này là một lầm tưởng bởi muốn nói một cách trôi chảy và thành thục, người học phải có một vốn ngữ pháp tốt.
Để dễ hiểu, trong bài nghe IELTS Listening, thường các thí sinh sẽ không nghe được cả câu hoàn chỉnh vì tốc độ nói nhanh. Chính vì thế mà thí sinh sẽ thường chỉ nghe được các keyword có trong câu như “going”, “home”, “have”, “dinner”, “mom”. Đến khi này, nếu như thiếu đi kiến thức ngữ pháp về thì động từ, cấu trúc câu… thì người nghe sẽ rất dễ hiểu sai ý nghĩa câu vì sẽ không biết cách ghép thành câu hoàn chỉnh như “He’s going home to have dinner with his mom”.
Bên cạnh đó, các dạng nối âm, âm câm cũng thường hay được sử dụng khi nói. Trong những trường hợp như thế này, có kiến thức về ngữ pháp sẽ giúp chúng ta dễ dàng đoán ý mà người nói muốn thể hiện.
Các bạn có thể bắt đầu với các thì, các từ loại, mệnh đề, cụm từ, các loại câu (câu trực tiếp, câu gián tiếp, câu bị động… trong tiếng Anh. Bên cạnh đó, các bạn nên học phân tích câu để nắm được các thành tố có trong câu. Nhờ vào việc nắm rõ các cấu trúc ngữ pháp, thí sinh có thể nghe và đoán ý và ngữ cảnh tốt hơn.
Có rất nhiều từ vựng trong tiếng Anh mà chắc chắn bạn sẽ không thể nào nhớ và hiểu hết được. Chính vì thế mà có rất nhiều phương pháp học từ vựng khác nhau. Nhưng có một điểm mấu chốt mà TCE luôn nhắc học sinh là phải học được cả ngữ nghĩa lẫn ngữ cảnh của từ vựng đó. Bởi trong mỗi một ngữ cảnh, từ vựng có thể mang một ý nghĩa khác nhau. Chỉ khi hiểu được ngữ cảnh thì thí sinh mới hiểu đúng ý nghĩa của các đoạn hội thoại, bài nghe trong phần thi IELTS.
Các bạn có thể lọc từ vựng từ đoạn script nghe của bài thi. Đặc biệt ở những câu trả lời sai, hãy nghe đi nghe lại những từ vựng bạn chưa biết để nắm được cả cách phát âm, rồi phân tích ngữ cảnh và ngữ nghĩa của chúng. Người học có thể sử dụng các phương pháp ghi nhớ như dùng thẻ Flashcard kết hợp với Active recall và Space reputation để ghi nhớ từ vựng nhiều, lâu mà không bị nhàm chán trong quá trình học.
Trước khi bắt tay vào bài nghe, thí sinh sẽ có một chút thời gian để có thể quan sát đề. Khi này, để có thể tối ưu và chuẩn bị kỹ cho quá trình làm bài, thí sinh nên làm một vài bước như sau:
Đề bài sẽ là nơi đầu tiên thí sinh cần đọc bởi đây sẽ là phần cho thí sinh biết được những yêu cầu có trong bài, dạng bài, thậm chí là ngữ cảnh của bài nghe. Ví dụ với đề bài sau
Nguồn: IELTS Cambridge 18, Test 1, Listening test 1
Ở đây, người đọc có thể biết được yêu cầu của đề bài về số lượng từ/số có thể điền trong mỗi ô trống là
Dựa vào các câu hỏi, tiêu đề có trong bài nghe, thí sinh hoàn toàn có thể xác định được ngữ cảnh và chủ đề của đoạn audio sắp tới. Hãy gạch chân các từ khóa trong mỗi câu hỏi. Keyword ở đây có thể là những từ ngữ, cụm từ nói lên được những nội dung chính trong câu, mô tả về tính huống, về đối tượng nào đó… Nhờ việc xác định được nội dung và ngữ cảnh, thí sinh có thể sẵn sàng tinh thần, nghĩ đến những từ vựng có thể xuất hiện trong bài.
Có một thứ nữa mà các thí sinh nên chú ý xác định trước khi nghe – từ loại. Không chỉ là số từ được điền mà là dựa vào cấu trúc câu, thí sinh phải phân tích và dự đoán trước trong vị trí đó sẽ cần phải điền danh từ, động từ, hay tính từ…
Trong bài thi, vì tốc độ audio khá nhanh thế nên thí sinh có thể bị miss thông tin bất cứ lúc nào. Đặc biệt trong bài thi IELTS, thí sinh chỉ được nghe 1 lần duy nhất. Việc bắt buộc phải làm của thí sinh là tập trung vào đoạn audio đang được phát và theo dõi tiến độ bài nghe.
Hãy take note ra nháp những gì quan trọng bạn nghe được. Chú ý là note lại những nội dung chính một cách ngắn gọn. Nếu dành quá nhiều thời gian hay công sức take note lại mọi thứ, bạn có thể bị miss đi những thông tin khác.
Hãy chú ý so sánh những cách diễn đạt giữa đoạn script được nghe và nội dung trong đề bài. Bởi để tăng tính thử thách trong bài thi, audio sẽ sử dụng những từ đồng nghĩa, những cách paraphrase khác nhau nhưng không thay đổi nghĩa gốc. Thêm nữa, có thể trong bài thi, sẽ có 1 đáp án được đưa ra rồi thay đổi ngay lập tức. Chính vì thế mà thí sinh nên chú ý tới những từ trái nghĩa, mô tả sự đối lập như however, sorry,… Đây là dấu hiệu cho sự chuyển hướng đáp án.
Đừng dành nhiều thời gian review lại đáp án!
Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng sau khi nghe thí sinh sẽ chỉ có 30s để điền hoàn thành đáp án. Đây là một khoảng thời gian khá ít ỏi, vì thế thí sinh nên sử dụng nó một cách hợp lý và tối ưu. Hãy viết gọn lại những đáp án của phần thi trước đó mà bạn chưa điền, kiểm tra lỗi chính tả và số từ cho phép.
Sau đó dành đa số thời gian này quan sát những phần thi tiếp theo, thực hiện các bước chuẩn bị thi. Cuối giờ bạn sẽ có thêm 10 phút để chuyển đáp án vào phiếu trả lời.
Để có thể hiểu rõ cách làm tổng quan cho từng dạng bài, hãy đọc “hướng dẫn tổng quan các dạng bài trong IELTS Listening” của TCE nhé!
>> Đọc thêm: Thang điểm IELTS và cách tính điểm IELTS chi tiết cho 4 kỹ năng
Những người mới bắt đầu, hoặc đang ở giai đoạn “mất gốc” tiếng Anh tương đương với các dòng lớp như English Beginner, IELTS Elementary. Người học ở level này chưa có khả năng nghe tiếng Anh hoặc chỉ có thể hiểu những câu giao tiếp cơ bản như chào hỏi. Họ chưa được tiếp xúc nhiều với tiếng Anh nên việc này là điều hoàn toàn dễ hiểu. Việc bắt đầu luyện nghe tiếng Anh IELTS là điều rất khó vì đây là bài thi mang tính học thuật cao. Chính vì thế, TCE khuyến khích các bạn nên xây dựng những kiến thức nền tảng như từ vựng, ngữ pháp và phát âm, bên cạnh đó là làm quen với những bài nghe có nội dung đơn giản.
Bảng phiên âm IPA, trọng âm, nối âm và làm quen với những đoạn hội thoại cơ bản.
Bảng phiên âm tiếng Anh hay International Phonetic Alphabet (IPA) là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế người học cần nắm vững khi bắt đầu học tiếng Anh. Nhờ vào bảng IPA, người học có thể hiểu rõ phiên âm quốc tế và nắm bắt cách đọc của từng âm và phát âm tiếng Anh chính xác. Từ đó nghe được cách phát âm chuẩn của người bản xứ, tạo tiền đề cho việc nghe những câu dài hơn với tốc độ cao hơn về sau.
Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, và có tồn tại những quy ước trong cách phát âm để nhấn nhá, làm nổi bật những phần nhất định trong câu. Việc làm quen với những quy tắc trọng âm sẽ giúp bạn làm quen được với tốc độ nói, nghe rõ ràng và tách bạch được những từ ngữ và vế câu, nhấn mạnh ý trong câu.
Không những vậy, có những trường hợp 2 từ có phát âm gần giống nhau nhưng khác trọng âm, nếu không hiểu được trọng âm trong tiếng Anh, người học rất dễ hiểu sai nghĩa. Ví dụ như từ “Desert” (ˈdezərt) – sa mạc và “Dessert” (dɪˈzɜrt) – món tráng miệng,, hai từ này đều có cách phát âm gần giống nhau, nhưng cách đặt trọng âm của chúng khác nhau. Nếu như không phân biệt được, chắc chắn những người mới bắt đầu nghe sẽ dễ bị nhầm.
Nối âm là việc các từ trong tiếng Anh sẽ được kết nối với nhau trong quá trình nói. Việc nối âm sẽ giúp câu văn liền mạch và nói sẽ trôi chảy hơn nhờ nối các âm cuối của từ đằng trước với âm đầu của từ đằng sau, bỏ bớt những âm không cần thiết… Người bản xứ thường xuyên nối âm để có thể nói nhanh chóng hơn. Với những người mới bắt đầu, đây sẽ là phần kiến thức tương đối khó nắm bắt nhưng lại vô cùng cần thiết để có thể theo kịp được tốc độ bài nghe trong IELTS Listening. Giai đoạn đầu sẽ tương đối khó nghe, vậy nên hãy chịu khó đọc phần script và nghe lại để có thể nhớ và hiểu được cách nối âm trong bài.
>> Đọc thêm: Chi tiết lệ phí thi IELTS tại BC & IDP 2024 & những điều cần biết
Nếu như phát âm giúp bạn làm quen được với tốc độ, tạo nên phản xạ khi nghe thì từ vựng sẽ là thứ giúp bạn hiểu được nội dung mà bài nói đang hướng tới. Đặc biệt là với ngoại ngữ như tiếng Anh, học từ vựng sẽ là nền tảng cơ bản nhất để một học viên có thể phát triển kỹ năng. Bên cạnh những từ vựng đơn lẻ, còn có những cụm động từ (phrasal Verb), Collocation, những cụm từ cố định,… làm đa dạng cách nói trong bài nghe IELTS. Thí sinh nên chọn lọc và liên tục bổ sung vốn từ vựng cho bản thân để tăng cường khả năng nhận biết và thông hiểu nội dung.
Bên cạnh những phương pháp như flashcard, Active recall… Học viên nên tập nghe để nắm được cách phát âm chuẩn và ghi nhớ.
Để dễ hiểu, trong bài nghe IELTS Listening, thường các thí sinh sẽ không nghe được cả câu hoàn chỉnh vì tốc độ nói nhanh, thậm chí là lược bớt hoặc thêm các âm phụ. Chính vì thế mà thí sinh sẽ thường chỉ nghe được các keyword có trong câu như “going”, “home”, “have”, “dinner”, “mom”.
Đến khi này, nếu như thiếu đi kiến thức ngữ pháp về thì động từ, cấu trúc câu… thì người nghe sẽ rất dễ hiểu sai ý nghĩa câu vì sẽ không biết cách ghép thành câu hoàn chỉnh như “He’s going home to have dinner with his mom”. Bên cạnh cấu trúc câu còn là thi sử dụng trong câu. Trong những trường hợp như thế này, có kiến thức về ngữ pháp sẽ giúp chúng ta dễ dàng đoán ý mà người nói muốn thể hiện.
Các bạn có thể bắt đầu với các thì, các từ loại, mệnh đề, cụm từ, các loại câu (câu trực tiếp, câu gián tiếp, câu bị động… trong tiếng Anh. Bên cạnh đó, các bạn nên học phân tích câu để nắm được các thành tố có trong câu. Nhờ vào việc nắm rõ các cấu trúc ngữ pháp, thí sinh có thể nghe và đoán ý và ngữ cảnh tốt hơn.
Ở giai đoạn này, TCE thường tập chung truyền tải những kiến thức căn bản trước và không quá quan trọng việc học viên nghe đúng được bao nhiêu câu, phản xạ của học viên khi nghe có nhanh không. Thay vào đó chúng mình tập trung vào xây dựng những kiến thức nền tảng của tiếng Anh và luyện nghe với những trọng âm, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp.
>> Đọc thêm: 8 phương pháp tăng tốc độ làm bài IELTS Reading
Đây là giai đoạn sau khi học viên đã có những kiến thức cơ bản về tiếng Anh, có khả năng nắm bắt được về ngữ pháp, có một lượng vốn từ vựng nhất định cùng khả năng nghe hiểu những đoạn hội thoại đơn giản.
Trình độ này sẽ tương đương các dòng lớp Pre – Intermediate với mức điểm từ 3-1.5 IELTS tại TCE., phù hợp để có thể xây dựng những nền tảng của bài thi IELTS, đặc biệt là IELTS Listening.
Trong giai đoạn này, học viên nên chú ý tới các phần kiến thức sau:
Bạn cần nắm bắt được cấu trúc bài thi cũng như các dạng câu hỏi thường gặp (gắn link bài các câu hỏi thường gặp trong bài IELTS Listening). Cụ thể trong IELTS Listening, bạn sẽ phải trả lời 40 câu hỏi thuộc 4 bài nghe trong vòng 30 phút. Mỗi bài nghe sẽ được phân bổ nhiều câu hỏi có độ phân loại từ dễ đến khó. Để hoàn thành tốt bài thi, bạn cần phải sở hữu cách phân loại câu hỏi IELTS Listening và phân chia thời gian làm bài cho phù hợp.
Chẳng hạn như cấu trúc bài Listening Part 1 về một cuộc hội thoại bất kỳ, thay vì lo lắng phải đoán nội dung, bạn sẽ biết trước được sẽ có bao nhiêu người xuất hiện trong bài nghe, cách họ sử dụng ngữ điệu như thế nào,…. Việc nắm được cấu trúc bài thi vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp bạn không chỉ nâng cao khả năng nghe IELTS mà còn tăng sự tự tin khi làm bài thi.
Cụ thể cấu trúc bài thi IELTS Listening, TCE đã để ở trong ảnh dưới đây
Có 5 dạng bài quen thuộc trong IELTS Listening mà thí sinh sẽ gặp một cách ngẫu nhiên khi tham gia kỳ thi IELTS. Mỗi dạng bài đều có độ khó khác nhau, hướng giải quyết chung và những yêu cầu riêng. Chính vì thế, học viên khi luyện nghe tiếng anh IELTS đều phải làm quen với từng dạng bài.
Sentences Completion là dạng bài yêu cầu thí sinh sẽ điềm từ nghe được trong đoạn script để hoàn thành câu. Ở dạng bài này, bài thi sẽ cung cấp một đoạn văn ngắn hoặc 1 bảng biểu chứa thông tin tóm tắt của bài nghe. Thí sinh cần phải điền các thông tin còn trong trong bản tóm tắt dựa theo nội dung mà đề bài đưa ra. Khi đối mặt với các câu hỏi khó trong IELTS Listening, nếu không tự tin bạn nên đọc trước câu hỏi và xác định trước những thông tin nào mình cần nắm bắt, những thông tin nào chỉ là ngoài lề.
Multiple Choice cũng là một trong những dạng bài quen thuộc với bất kỳ ai đang luyện nghe tiếng Anh IELTS. Đề bài sẽ đưa ra câu hỏi và nhiều lựa chọn, nhiệm vụ của bạn là nghe kỹ nội dung của bài thi và tìm kiếm câu trả lời trong đó. Nhưng cũng có một vài trường hợp đề bài sẽ cho nhiều câu trả lời và yêu cầu bạn khoanh nhiều câu trả lời đúng. Dạng câu hỏi này xuất hiện trong part 3 bài thi IELTS Listening (gắn link bài hướng dẫn làm part 3 IELTS Listening) và đòi hỏi bạn phải có vốn từ vựng, ngữ pháp tốt để hiểu được nội dung chính mà đề bài muốn truyền tải.
Dạng bài Matching Information đòi hỏi thí sinh phải nối thông tin được đánh theo thứ tự A, B, C, D với thông tin đề bài cho được đánh số. Câu hỏi này thường xuất hiện trong part 2, part 3 của đề thi IELTS Listening và thường nói về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các chủ đề hàng ngày,….
Các câu hỏi chứa Map, Plan, Diagram thường sẽ xuất hiện trong part 2 hoặc part 3 bài thi IELTS Listening. Đề thi sẽ cung cấp các hình minh họa như sơ đồ trường học, công viên, khu phố,…. hay cơ cấu, quy trình vận hành cỗ máy, thiết bị nào đó.
Dạng short answer questions thường xuất hiện trong part 2 của bài thi. Ở phần này, đề bài sẽ đưa ra câu hỏi và phần trả lời, nhiệm vụ của bạn là tự điền câu trả lời dựa trên các thông tin mà bài nghe cung cấp. Ngoài chắt lọc thông tin và xác định những keyword có trong câu hỏi, bạn sẽ không có thêm bất kì gợi ý nào nữa.
Trong câu hỏi Short Answer Question, các câu hỏi sẽ yêu cầu số lượng từ hoặc số. Chẳng hạn như dưới câu hỏi sẽ có “NO MORE THAN ONE WORD OR NUMBER”. Nếu bạn viết quá số lượng từ/số mà đề bài cho phép, câu trả lời của bạn sẽ được đánh giá là không chính xác. Vậy nên, hãy lưu ý yêu cầu của đề bài để tránh làm mất điểm của bài thi.
Đọc thêm:
Dictation là một trong những phương pháp luyện nghe tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng rất hiệu quả. Hiểu đơn giản về phương pháp này chính là người học luyện nghe các đoạn hội thoại trong bài thi IELTS và chép chính tả. Mục tiêu là bạn có thể chép lại nhanh, nhiều và chi tiết nhất những gì đoạn audio nói, từ đó tăng dần được tốc độ phản xạ nghe.
Trong chương trình của TCE, các bạn học viên cũng sẽ đều được học và áp dụng phương pháp này trong giai đoạn xây dựng nền tảng và làm quen với bài thi IELTS Listening. Phương pháp này có nhiều lợi ích, ví dụ như:
Tăng tốc độ và phản xạ khi nghe:
Đây là phương pháp yêu cầu thí sinh nghe đi nghe lại nhiều lần để có thể chép lại chính xác những gì đoạn audio đang nói. Chính vì thế đây sẽ là điều dễ hiểu khi tốc độ và phản xạ nghe của bạn tăng lên. Nguyên nhân chính là bạn đã quen với tốc độ của bài nói, ghi nhớ được nội dung và ngữ điệu, bắt nhịp được với từ vựng và phát âm.
Đây cũng là một phương pháp giúp người học học từ vựng bên cạnh sử dụng Flash card. Với phương pháp này sau khi nghe, thí sinh sẽ không chỉ kiểm tra đáp án và chuyển sang bài khác mà sẽ cần đọc, xác định những câu, từ mà bạn đó chưa nghe được và nghe lại script nhiều lần để có thể nắm được cách phát âm và làm quen với tốc độ.
Cũng từ đây, thí sinh sẽ được bắt gặp với nhiều từ vựng mới, các Phrasal Verb, Collocation… trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Thông qua việc ghi chép, nghe lại nhiều lần, thí sinh có thể bổ sung một lượng từ vựng đáng kể và có thể ghi nhớ lâu dài.
Một điểm cộng khi nói về phương pháp này đó là nó rất dễ thực hiện để luyện tập hàng ngày. Thêm nữa là người học có thể tự luyện tập một mình chứ không cần phải có giáo viên hay ai kèm cặp để có thể phát huy hiệu quả. Tất cả thứ bạn cần là 1 cuốn vở, 1 đề listening bất kỳ có đáp án và script. Việc còn lại quyết định bạn có thể nâng cao trình độ hay không chính là kỷ luận của bản thân bạn.
Đến giai đoạn này, đa phần người học đã đạt được level từ 6.0 IELTS trở lên. Khi này, người học đã có kiến thức nền tảng, nắm được cấu trúc bài, làm quen với những dạng bài có trong IELTS Listening. Việc còn lại là xây dựng kỹ năng làm bài để có thể tăng tốc độ và độ chính xác khi làm bài, tăng thêm vốn từ vựng level C1-C2.
>>Đọc ngay: Hướng dẫn giải đề IELTS Writing Task 1 và Task 2 ngày 07/03/2024 kèm bài mẫu
Có một số phương pháp luyện nghe IELTS trong giai đoạn chuyên sâu mà bạn nên chú ý.
Nghe, hiểu 100% đoạn hội thoại, đoạn văn trong bài thi IELTS Listening vô cùng khó và ít ai có thể làm được. Thay vì cố gắng nghe kỹ từng từ và tiêu tốn thời gian, bạn có thể áp dụng phương pháp đoán ý chính của bài.
Việc đoán ý chính sẽ giúp bạn nắm được các thông tin quan trọng trong bài thi để kịp thời đọc và trả lời các câu hỏi. Bạn có thể thử sức luyện nghe IELTS qua các nguồn tài liệu với nội dung dài để đoán ý chính của bài cũng như học thêm các từ vựng, ngữ pháp mới.
Kỹ thuật take note trong IELTS Listening (hay còn gọi là kỹ năng ghi chú) là khả năng lắng nghe và ghi lại thông tin quan trọng trong khi nghe. Bạn sẽ lắng nghe và ghi lại những từ khóa quan trọng để bạn có thể trả lời được những câu hỏi có trong đề thi IELTS Listening.
Đây là một phần quan trọng của quá trình luyện nghe bởi vì thông tin trong các bài nghe IELTS thường có chứa rất nhiều nội dung và bạn chỉ được nghe một lần duy nhất. Kỹ năng Take-note có thể coi là tips for IELTS Listening hiệu quả để bạn có thể nâng cao band điểm IELTS của mình.
Về những ưu điểm, nhược điểm và cách áp dụng phương pháp này, TCE đã có một bài viết hướng dẫn rất chi tiết. Bạn có thể đọc bài viết: “3 bước tăng band điểm nhờ kỹ thuật Take Note trong IELTS Listening” để tìm hiểu thêm.
Để có thể nâng band và xác định được một tinh thần vững vàng, cách tốt nhất là thí sinh phải làm quen với những đề khó nhiều.
Ở khóa học IELTS Advanced, (tương đương trình độ đầu vào từ 6.5 IELTS – 7.0+), Intensive hay kỳ thi thử IELTS 4 kỹ năng của TCE, các bạn học viên thường sẽ được làm quen với các đề, bài tập listening có độ khó hơn khoảng 20% so với đề thi thật.
Có thêm 1 cách nữa, đó là các bạn có thể tăng nhẹ tốc độ script lên 1.25x. Những việc này không chỉ là để luyện tập và tiếp xúc, nâng cao kỹ năng xử lý những dạng đề khó mà còn là cách để thí sinh có thể phát triển kỹ năng khác khi đi thi như quản lý thời gian và phát triển những phương pháp làm bài phù hợp với bản thân.
Việc theo dõi mức điểm của bản thân không đơn thuần chỉ có mục đích là nhìn lại sự tiến bộ của bản thân mà còn là để tìm ra những điểm yếu và phát huy những điểm tốt của bản thân. Cụ thể, thí sinh có thể theo dõi từng phần trong bài thi IELTS Listening, xem phần nào bản thân khó lên band, phần nào điểm còn thấp. Từ đó, người học có thể nhìn ra những phần, dạng bài mà bản thân còn yếu để có thể dành nhiều thời gian hơn tìm cách khắc phục và phát huy tiếp những dạng bài, phần thi mà thí sinh đã nắm rõ.
Để có thể có một band điểm cao trong IELTS Listening, thí sinh cần phải xây dựng được cả kỹ năng nền tảng và cả kỹ năng làm bài. Trên đây là những cách luyện nghe tiếng IELTS cho người mới bắt đầu. The Catalyst for English hy vọng bạn sẽ có thể dựa vào và xây dựng cho bản thân một lộ trình học phù hợp để có thể hướng tới những band điểm cao.