Tổng hợp 100+ từ vựng về cảm xúc áp dụng trong thực tế đời sống
Cảm xúc là một phần thiết yếu trong cuộc sống giúp con người kết nối với nhau, và ở tiếng Việt hay tiếng Anh đều có vô vàn từ vựng về cảm xúc diễn tả từ niềm vui đến nỗi...
IELTS Speaking là một trong những phần thi quan trọng và đầy thử thách của kỳ thi IELTS, đòi hỏi không chỉ khả năng ngôn ngữ mà còn là sự tự tin và linh hoạt trong diễn đạt. Việc bạn hiểu rõ các tiêu chí chấm điểm là điều không thể thiếu để có thể đạt được mức điểm như ý trong phần thi này. Trong bài viết này, The Catalyst for English sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các tiêu chí chấm IELTS Speaking kèm theo các gợi ý thực tiễn giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho phần thi này. Hãy cùng TCE khám phá cách tối ưu bài thi IELTS Speaking của bạn để đạt được kết quả như mong đợi nhé!
IELTS Speaking chính là cơ hội để bạn thể hiện khả năng nói tiếng Anh trôi chảy trong một cuộc trò chuyện thực tế với giám khảo của mình. Phương pháp chấm điểm cho phần thi IELTS Speaking là giống nhau cho cả hai hình thức Academic và General. Bài thi IELTS Speaking sẽ kéo dài trung bình từ 15 đến 20 phút, giám khảo sẽ chấm điểm cho bạn dựa trên 4 tiêu chí sau đây:
Điểm tổng IELTS Speaking được tính bằng cách lấy trung bình cộng điểm của 4 tiêu chí chấm IELTS Speaking, gồm Fluency and Coherence, Lexical Resource, Grammatical Range and Accuracy và cuối cùng là Pronunciation. Mỗi tiêu chí chấm Speaking IELTS được tính từ 0 đến 9, sau đó điểm của 4 tiêu chí sẽ được cộng lại và chia đều. Kết quả trung bình sẽ được làm tròn đến 0.5 gần nhất (ví dụ: 7.25 sẽ làm tròn thành 7.5).
Band | Mô tả chi tiết |
0 | Không tham gia thi. |
1 | Không thể giao tiếp hoặc truyền đạt ý tưởng; bài nói hoàn toàn rời rạc. |
2 | Có những khoảng dừng dài trước hầu hết các từ; chỉ có thể nói từ đơn với khả năng truyền đạt rất thấp, hầu như không có ý nghĩa giao tiếp. |
3 | Nói với nhiều khoảng dừng dài để tìm từ; khả năng liên kết câu đơn còn hạn chế, chỉ đưa ra được những câu trả lời đơn giản và thường không truyền tải được ý chính. |
4 | Thường có khoảng dừng đáng chú ý và nói chậm; thường xuyên lặp lại và tự sửa lỗi. Có thể liên kết các câu cơ bản nhưng thường sử dụng các phép nối đơn giản, dẫn đến thiếu mạch lạc. |
5 | Có thể duy trì độ trôi chảy nhưng thường lặp lại, tự sửa lỗi hoặc nói chậm để có thể nói liên tục. Hay ngập ngừng khi tìm từ và ngữ pháp cơ bản. Có thể lạm dụng một số từ nối, tạo ra câu đơn giản nhưng khó khăn khi truyền đạt ý phức tạp. |
6 | Có khả năng kéo dài câu nói, nhưng đôi lúc mất mạch lạc do lặp lại, tự sửa lỗi hoặc ngập ngừng. Sử dụng một số từ nối và discourse markers, nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp. |
7 | Có thể kéo dài câu mà không gặp nhiều khó khăn; đôi khi có ngập ngừng, lặp lại, hoặc tự sửa lỗi khi tìm từ phù hợp, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến độ mạch lạc. Sử dụng đa dạng và linh hoạt các từ nối và discourse markers. |
8 | Nói trôi chảy, hiếm khi lặp lại hoặc tự sửa lỗi; ngập ngừng chủ yếu do tìm nội dung, ít khi phải dừng lại để tìm từ hoặc ngữ pháp. Phát triển chủ đề một cách mạch lạc và phù hợp. |
9 | Nói rất trôi chảy, hầu như không lặp lại hoặc tự sửa lỗi. Mọi sự ngập ngừng đều liên quan đến nội dung, không phải do tìm từ hay ngữ pháp. Nói mạch lạc, sử dụng liên kết hoàn hảo và phát triển ý tưởng một cách đầy đủ và hợp lý. |
Band | Mô tả chi tiết |
0 | Không tham gia thi. |
1 | Không có vốn từ vựng hoặc chỉ biết rất ít từ đơn; không thể giao tiếp. |
2 | Vốn từ vựng rất hạn chế; chỉ có thể nói những từ đơn lẻ hoặc các câu đã được ghi nhớ; gần như không thể giao tiếp mà không sử dụng biểu cảm gương mặt hay ngôn ngữ cơ thể. |
3 | Sử dụng được từ vựng đơn giản để truyền đạt thông tin cá nhân; thiếu vốn từ để diễn đạt các chủ đề ít quen thuộc hơn. |
4 | Có vốn từ vựng đủ để nói về các chủ đề quen thuộc, nhưng chỉ có thể truyền đạt ý nghĩa cơ bản về các chủ đề không quen thuộc; thường xuyên mắc lỗi trong việc chọn từ ngữ. Hiếm khi cố gắng diễn đạt lại ý tưởng theo cách khác. |
5 | Có vốn từ vựng đủ rộng để thảo luận về cả các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc, nhưng sử dụng từ vựng còn thiếu linh hoạt; cố gắng diễn đạt ý bằng nhiều cách nhưng thường không thành công. |
6 | Có đủ vốn từ vựng thảo luận dài về nhiều chủ đề; có thể sử dụng từ vựng không hoàn toàn phù hợp nhưng vẫn truyền đạt được ý nghĩa rõ ràng; nói chung, diễn đạt ý bằng nhiều cách chính xác. |
7 | Sử dụng vốn từ vựng một cách linh hoạt để thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau; có thể sử dụng một số thành ngữ và từ vựng ít phổ biến, thể hiện kiến thức về văn phong và cụm từ, nhưng đôi khi lựa chọn từ chưa hoàn toàn chính xác. Sử dụng hiệu quả nhiều cách diễn đạt khác nhau. |
8 | Sử dụng vốn từ vựng phong phú và linh hoạt để truyền đạt ý nghĩa chính xác cho mọi chủ đề; sử dụng thành ngữ và từ vựng ít phổ biến một cách khéo léo, chỉ thỉnh thoảng không chính xác trong cách dùng từ và cách kết hợp. |
9 | Sử dụng từ vựng một cách linh hoạt và chính xác cho tất cả các chủ đề; thành thạo trong việc sử dụng các thành ngữ một cách tự nhiên và chính xác. |
Band | Mô tả chi tiết |
0 | Không tham gia thi. |
1 | Không thể hình thành các câu; bài nói không có giá trị đánh giá ngoại trừ các câu đã thuộc lòng. |
2 | Không thể tạo ra các dạng câu cơ bản; vốn ngữ pháp rất hạn chế. |
3 | Cố gắng sử dụng các câu đơn giản nhưng mắc nhiều lỗi ngữ pháp; chỉ có thể tạo ra những câu đã thuộc lòng. |
4 | Hình thành được các câu cơ bản và một số câu đơn giản đúng; hiếm khi sử dụng mệnh đề phụ thuộc. Độ dài các lượt nói ngắn và thường mắc lỗi trong cấu trúc. |
5 | Sử dụng các dạng câu cơ bản một cách hợp lý và chính xác. Có sử dụng một số cấu trúc phức tạp nhưng thường mắc lỗi và có thể cần thay đổi cấu trúc câu. |
6 | Kết hợp các câu ngắn và phức tạp; đa dạng cấu trúc nhưng chưa linh hoạt. Có thể mắc lỗi thường xuyên với cấu trúc phức tạp nhưng không cản trở giao tiếp. |
7 | Sử dụng nhiều cấu trúc phức tạp một cách linh hoạt; các câu thường không có lỗi; sử dụng hiệu quả cả câu đơn và câu phức; chỉ tồn tại một số lỗi ngữ pháp. |
8 | Sử dụng đa dạng các loại cấu trúc một cách linh hoạt; phần lớn các câu không có lỗi, chỉ thỉnh thoảng mắc lỗi cơ bản hoặc lỗi ngẫu nhiên. |
9 | Cấu trúc câu chính xác và nhất quán, không có ‘lỗi nhỏ’ trong cách nói của người bản ngữ. |
Band | Mô tả chi tiết |
0 | Không tham gia thi. |
1 | Không thể giao tiếp hoặc truyền đạt ý tưởng; bài nói hoàn toàn rời rạc. |
2 | Có những khoảng dừng dài trước hầu hết các từ; chỉ có thể nói từ đơn với khả năng truyền đạt rất thấp, hầu như không có ý nghĩa giao tiếp. |
3 | Nói với nhiều khoảng dừng dài để tìm từ; khả năng liên kết câu đơn còn hạn chế, chỉ đưa ra được những câu trả lời đơn giản và thường không truyền tải được ý chính. |
4 | Thường có khoảng dừng đáng chú ý và nói chậm; thường xuyên lặp lại và tự sửa lỗi. Có thể liên kết các câu cơ bản nhưng thường sử dụng các phép nối đơn giản, dẫn đến thiếu mạch lạc. |
5 | Có thể duy trì độ trôi chảy nhưng thường lặp lại, tự sửa lỗi hoặc nói chậm để có thể nói liên tục. Hay ngập ngừng khi tìm từ và ngữ pháp cơ bản. Có thể lạm dụng một số từ nối, tạo ra câu đơn giản nhưng khó khăn khi truyền đạt ý phức tạp. |
6 | Có khả năng kéo dài câu nói, nhưng đôi lúc mất mạch lạc do lặp lại, tự sửa lỗi hoặc ngập ngừng. Sử dụng một số từ nối và markers, nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp. |
7 | Có thể kéo dài câu mà không gặp nhiều khó khăn; đôi khi có ngập ngừng, lặp lại, hoặc tự sửa lỗi khi tìm từ phù hợp, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến độ mạch lạc. Sử dụng đa dạng và linh hoạt các từ nối và markers. |
8 | Nói trôi chảy, hiếm khi lặp lại hoặc tự sửa lỗi; ngập ngừng chủ yếu do tìm nội dung, ít khi phải dừng lại để tìm từ hoặc ngữ pháp. Phát triển chủ đề một cách mạch lạc và phù hợp. |
9 | Nói rất trôi chảy, hầu như không lặp lại hoặc tự sửa lỗi. Mọi sự ngập ngừng đều liên quan đến nội dung, không phải do tìm từ hay ngữ pháp. Nói mạch lạc, sử dụng liên kết hoàn hảo và phát triển ý tưởng một cách đầy đủ và hợp lý. |
Để đạt điểm cao trong phần thi IELTS Speaking, bạn cần tập trung cải thiện cả bốn tiêu chí chấm IELTS Speaking chính: Fluency and Coherence (độ lưu loát và mạch lạc), Lexical Resource (vốn từ vựng), Grammatical Range and Accuracy (phạm vi và độ chính xác ngữ pháp), và Pronunciation (kỹ năng phát âm). Hãy cùng tham khảo một số gợi ý mà The Catalyst for English đưa ra dưới đây để bản thân người học IELTS có thể từng tiêu chí hiệu quả hơn nhé:
– Mở rộng và xây dựng ý tưởng: Khi trả lời câu hỏi, không chỉ trả lời trực tiếp, bạn cần mở rộng ý bằng cách đặt thêm các câu hỏi Wh- (What, When, Why, Where, Who, How). Ví dụ, nếu được hỏi về sở thích, bạn hãy bổ sung thêm lý do, hoàn cảnh và cảm xúc liên quan để câu trả lời có chiều sâu hơn.
– Hệ thống bài nói và từ nối linh hoạt: Đặc biệt ở Part 2, khi bạn có 2 phút để trình bày một chủ đề, hãy sử dụng các từ nối như Firstly, Furthermore, On the other hand để tạo sự mạch lạc và logic trong bài nói. Điều này giúp giám khảo chấm Speaking của bạn dễ theo dõi và tạo ra một cấu trúc câu trả lời chặt chẽ.
– Tăng vốn từ theo chủ đề: Tập trung vào các nhóm từ vựng phổ biến trong IELTS Speaking như Education, Health, Culture, Science and Technology, Work and Business,… Sau đó, luyện áp dụng từ vựng trong từng bài nói thử để phản xạ tốt hơn khi thi thật.
– Luyện paraphrase hiệu quả: Phương pháp Paraphrasing giúp bạn không lặp lại từ và thể hiện sự linh hoạt trong diễn đạt. Hãy thử thay từ đồng nghĩa, thay đổi loại từ, cấu trúc câu, hoặc chủ ngữ. Ví dụ, thay vì nói I think it’s essential, bạn có thể nói In my opinion, it’s crucial. Cách trình bày này vừa giúp làm phong phú ngôn từ vừa tăng tính tự nhiên cho phần thi IELTS Speaking của bạn.
– Nắm vững cấu trúc câu cơ bản và phức tạp: Bắt đầu với các cấu trúc như mệnh đề quan hệ (which, that), câu điều kiện (if, unless), liên từ (because, although, even though). Sau nắm được các cấu trúc cơ bản rồi, bạn có thể chuyển sang các cấu trúc nâng cao như câu ghép phức hoặc đảo ngữ. Những loại câu này sẽ hỗ trợ cho phần thi nói của thí sinh có các cấu trúc ngữ pháp phong phú hơn.
– Sử dụng đa dạng các thì: Việc kết hợp linh hoạt các thì hiện tại, quá khứ và tương lai giúp bạn thi IELTS Speaking mạch lạc hơn. Hãy luyện tập sử dụng đúng thì và chia động từ phù hợp với ngữ cảnh. Ví dụ, khi kể một trải nghiệm, bạn có thể bắt đầu bằng quá khứ đơn, rồi chuyển sang quá khứ hoàn thành để nhấn mạnh một hành động xảy ra trước.
– Nắm vững phát âm cơ bản: Chú ý phát âm đúng các nguyên âm và phụ âm, đặc biệt là các âm khó như /θ/ trong think, âm đuôi /s/, /t/, nhấn âm trong từ và câu, cùng với việc sử dụng ngữ điệu để làm bài nói tự nhiên hơn.
– Luyện nghe và lặp lại theo người bản xứ: Nghe phim, nhạc, podcast bằng tiếng Anh rồi lặp lại giúp bạn cải thiện cả ngữ điệu và cách phát âm. Kỹ thuật shadowing (nghe và lặp lại ngay sau người nói) cũng giúp bạn quen dần với cách phát âm chuẩn và cách nhấn câu tự nhiên giống người bản địa.
– Ghi âm và tự đánh giá: Hãy ghi âm lại câu trả lời của mình, sau đó nghe lại để tự phát hiện lỗi phát âm. Bạn cũng có thể nhờ thầy cô và bạn bè góp ý về phần Speaking của mình. Việc này giúp bạn nhìn nhận được tiến bộ của mình qua từng lần luyện tập và điều chỉnh kịp thời các mặt còn yếu.
Hy vọng rằng qua bài viết này, The Catalyst for English đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích cùng các chiến lược cụ thể để cải thiện từng tiêu chí chấm IELTS Speaking, từ độ lưu loát và mạch lạc, vốn từ vựng, ngữ pháp đến phát âm. Hãy tiếp tục luyện tập và áp dụng những gợi ý trên vào các bài nói của mình. Chúc bạn đạt điểm số cao và tiến gần hơn đến mục tiêu IELTS của mình, đừng quên theo dõi các bài viết khác của The Catalyst for English nhé!