Giải đề thi IELTS Writing 11/07/2024 kèm bài mẫu chi tiết
Để đạt điểm cao trong phần IELTS Writing, không chỉ cần có khả năng diễn đạt ý tưởng mà còn phải biết cách phân tích và giải quyết đề thi một cách hợp lý. Việc làm quen với các đề...
Không giống các động từ khác, linking verb hay liên động từ không thể hiện hành động nhưng mang chức năng liên kết chủ ngữ và vị ngữ, từ đó giúp câu tiếng Anh trở nên liền mạch. Để có thể dễ dàng ghi nhớ và áp dụng, thecatalyst.edu.vn sẽ mách cho bạn các loại linking verb và cách sử dụng chúng hiệu quả nhé!
Linking verb là gì
Linking verb (liên động từ hoặc động từ nối) là những động từ không nhằm thể hiện hành động của chủ ngữ trong câu, thay vào đó sẽ mang chức năng kết nối chủ ngữ với một từ hay cụm từ đằng sau, nhờ đó giúp hỗ trợ xác định và mô tả trạng thái của chủ thể.
Đồng thời, các linking verb này sẽ đứng giữa chủ ngữ với những tính từ, danh từ hay cụm danh từ, tạo nên cấu trúc tiếng Anh hoàn chỉnh và chủ thể được xác định cụ thể, rõ ràng hơn.
Ví dụ:
Trong câu này, tân ngữ “a South American parrot” đang bổ nghĩa cho chủ ngữ là “his childhood pet” → linking verb “was” không mang ý nghĩa trong câu nhưng đang đảm nhiệm vai trò là động từ nối, giúp liên kết chủ ngữ và cụm danh từ để câu đúng ngữ pháp và làm rõ chủ ngữ hơn.
Trong câu này, tân ngữ “gorgeous” đang bổ nghĩa cho chủ ngữ là “she” → linking verb “looks” không mang ý nghĩa như một động từ chính là “nhìn thấy” nhưng đang đảm nhiệm vai trò là động từ nối, giúp liên kết chủ ngữ và cụm danh từ để câu đúng ngữ pháp và làm rõ chủ ngữ hơn.
Ngoài ra, linking verb cũng thường được sử dụng trong các câu có chủ ngữ và có danh từ làm bổ ngữ cho chủ ngữ, từ đó giúp người nghe hoặc người đọc xác định rõ hơn chủ thể đó. Cụ thể cấu trúc này như sau:
S + linking verb + C (subject complement/ bổ ngữ cho chủ ngữ) |
Ví dụ: She is a head doctor.
(Cô ấy là bác sĩ trưởng khoa).
→ Trong câu này, “She” là chủ ngữ (S), “a head doctor” là tân ngữ (C), linking verb “is” đóng vai trò là động từ nối giữa cho 2 thành phần chứ không mang ý nghĩa trong câu, giúp bổ nghĩa cho chủ từ và người nghe có thể xác định rõ chủ thể “She” là ai hơn.
>> Đọc thêm:
Để dễ dạng nhận biết hơn, linking verb có thể được phân thành 3 loại chính như sau:
Các dạng Linking verb thông dụng
Động từ to be là dạng linking verb thường sử dụng rộng rãi nhất trong ngữ pháp tiếng Anh. Các dạng của động từ to be bao gồm: am, is, are, was, were, be, being và been.
Ví dụ:
(Bộ phim này thật vui nhộn.)
(Tôi cảm thấy mệt mỏi sau khi phải chạy deadline trong một tuần.)
Các linking verb chỉ giác quan được dùng để diễn tả cảm nhận của chủ thể bằng 5 giác quan thông thường (nhìn, nghe, ngửi, nếm, cảm giác khi tiếp xúc). Một số liên động từ chỉ giác quan phổ biến gồm:
Linking verb chỉ giác quan | Ví dụ |
Look
(trông có vẻ như) |
Her outfit looks on fire!
(Trang phục của cô ấy trông thật “cháy”!) |
Sound
(nghe có vẻ như) |
His new song sounds catchy.
(Bài hát mới của anh ấy nghe rất bắt tai.) |
Smell
(có mùi như) |
Her perfume smells luxurious.
(Nước hoa của cô ấy có mùi thật sang trọng.) |
Taste
(có vị như) |
This new milk tea tastes very sweet.
(Món trà sữa mới này có vị rất ngọt.) |
Feel
(cảm thấy) |
This concert feels extremely “lit” tonight!
(Buổi hòa nhạc đêm nay cực kỳ sôi động!) |
Bên cạnh động từ “to be” và động từ chỉ giác quan, một số linking verb thông dụng khác cũng thường được sử dụng trong tiếng Anh nhằm liên kết chủ thể với thông tin bổ sung đằng sau, trong đó có thể kể đến như:
Linking verb
phổ biến khác |
Ví dụ |
Seem
(dường như) |
It seems tough to get a high score in this test.
(Việc giành điểm cao trong bài thi này dường như rất khó.) |
Become
(trở thành, trở nên) |
This trend will become viral soon on Tiktok.
(Xu hướng này sẽ sớm trở nên phổ biến trên Tiktok.) |
Grow
(trở nên) |
Her will grew stronger after many challenges.
(Ý chí cô ấy đã trở nên mạnh mẽ hơn sau nhiều thử thách.) |
Get
(trở nên) |
She gets younger because of having a healthy diet.
(Cô ấy trở nên trẻ hơn vì có 1 chế độ ăn uống lành mạnh.) |
Prove
(tỏ ra) |
The plan proved successful.
(Kế hoạch đã thành công.) |
Remain
(vẫn) |
The weather remains perfect for a hang-out.
(Thời tiết vẫn thật hoàn hảo cho một buổi tụ tập.) |
Stay
(giữ, duy trì) |
She stays positive despite failing many times.
(Cô ấy giữ lạc quan dù đã thất bại nhiều lần.) |
Appear
(dường như, hóa ra) |
He didn’t appear surprised at the news on TV.
(Anh ấy hóa ra không hề ngạc nhiên trước tin tức trên TV.) |
Turn out
(hóa ra là) |
She thinks he is faithful but turns out not.
(Cô ấy nghĩ anh ta chung thủy nhưng hóa ra không phải.) |
Với 3 loại cấu trúc được tóm tắt dưới đây, bạn có thể sử dụng các linking verb trong câu tiếng Anh của mình một cách tự nhiên mà không sợ bị nhầm lẫn.
Cách sử dụng Linking verb trong tiếng Anh
Linking verb thường sẽ liên kết chủ ngữ với tính từ nhằm để mô tả cảm xúc, trạng thái hay đặc điểm của chủ thể trong câu. Mặt khác, tính từ cũng sẽ bổ sung và làm rõ cho chủ ngữ thay vì đưa ra hành động.
Cấu trúc:
S + linking verb + Adj. |
Ví dụ:
(Cô ấy trông thật tuyệt vời trong chiếc váy này.)
(Anh ấy cảm thấy buồn ngủ sau khi thức khuya chạy deadline.)
Khi liên kết với danh từ hoặc cụm danh từ, các linking verb sẽ mang chức năng giải thích hoặc xác định rõ ràng hơn về chủ thể.
Cấu trúc:
S + linking verb + N/N phrase. |
Ví dụ:
(Anh trai tôi đã trở thành một người giáo viên tận tụy.)
(Anh ấy tức giận khi nghe tin tức.)
Lỗi sai thường gặp khi sử dụng Linking verb
Trong quá trình áp dụng linking verb, nhiều bạn học tiếng Anh thường xuyên mắc một số lỗi khá cơ bản, cụ thể bao gồm:
Nhầm lẫn giữa linking verb và action verb là một trong những lỗi sai phổ biến nhất thường gặp ở các bạn tự học tiếng Anh. Nhằm tránh mất điểm ngữ pháp ở phần này, bạn có thể dựa vào bối cảnh của câu để xác định rõ chức năng động từ, đồng thời xem xét rằng: Khi động từ đó được thay thế thành to be thì có duy trì đúng ngữ pháp và mang nghĩa cũ hay không.
Ví dụ:
Động từ | Linking verb | Action verb |
Look | She looks disappointed.
(Cô ấy trông như bị thất vọng.) → She is disappointed. (vẫn có nghĩa giống với nghĩa gốc) |
She looked at the picture carefully.
(Cô ấy đã xem bức tranh cẩn thận.) → She was at the picture carefully. (không có nghĩa, câu bị sai ngữ pháp) |
Feel | I feel really nervous.
(Tôi cảm thấy rất lo lắng.) → I am really nervous. (vẫn có nghĩa giống với nghĩa gốc) |
I feel the new fabric.
(Tôi sờ tấm vải mới.) → I am the new fabric. (không có nghĩa giống với nghĩa gốc) |
Các linking verb không được sử dụng ở thì hiện tại tiếp diễn như các action verb. Tuy nhiên, một số động từ vừa có thể là linking verb, vừa có thể là action verb tùy theo ngữ cảnh của câu tiếng Anh. Từ đó, chỉ khi những động từ này là action verb thì mới có thể được chia ở thì hiện tại tiếp diễn.
Ví dụ:
→ “taste” trong trường hợp này là action verb, có thể chia ở thì hiện tại tiếp diễn.
→ “look” trong trường hợp này là action verb, có thể chia ở thì hiện tại tiếp diễn.
Những bài tập đơn giản giúp bạn thuần thục việc áp dụng linking verb vào ngữ pháp tiếng Anh hằng ngày:
Bài tập 1:
1.
felt |
2.
smell |
3.
looks |
4.
seem |
5.
proves |
6.
became |
7.
looks |
8.
feel |
9.
smells |
10.
remained |
11.
feel |
12.
seem |
Bài tập 2:
Trên đây là tổng hợp toàn bộ kiến thức về định nghĩa, phân loại cũng như cách sử dụng các linking verb trong tiếng Anh. Hy vọng với bài viết này, các bạn có thể nhớ được và dễ dàng áp dụng vào thực tế.
Đồng thời, đừng quên truy cập vào website The Catalyst for English để học từ vựng tiếng Anh mới mỗi ngày nhé!