Cấu trúc Unless: Tổng hợp các cách sử dụng dễ hiểu nhất

  • Tác giả: Tạ Phương Thảo
  • 25/04/2025
Cấu trúc unless

Trong các câu điều kiện, Unless là một trong những từ nối quan trọng và thường xuyên xuất hiện trong cả văn viết lẫn văn nói. Tuy nhiên, nhiều học viên vẫn còn gặp khó khăn khi việc sử dụng cấu trúc câu trên. Trong bài viết này, TCE chia sẻ tất tần tật về cấu trúc “Unless”, cách dùng, lỗi thường gặp và bài tập thực hành. Cùng chúng mình khám phá chi tiết dưới đây nhé! 

I. Cấu trúc Unless là gì?

Để hiểu rõ về cách sử dụng Unless, trước hết các bạn học viên cần nắm rõ khái niệm cơ bản của từ. Vậy thì unless là gì? Vị trí của nó như thế nào trong câu điều kiện? Cùng đi tìm câu trả lời qua phần này nhé! 

Cấu trúc Unless là gì

Cấu trúc Unless là gì

1. Khái niệm 

“Unless” là từ nối thường được dùng trong các câu điều kiện, mang ý nghĩa phủ định: trừ khi, nếu khôngthì. Cấu trúc unless thường được dùng để thay thế “If not” để diễn đạt các trường hợp giả định. 

Ví dụ: 

  • Unless it rains, she will go camping tomorrow. 

→ If it does not rain, she will go camping tomorrow. (Nếu trời không mưa/Trừ phi trời mưa, ngày mai cô ấy sẽ đi cắm trại.)

  • Unless Sherry studies hard, she will not pass the exam.

→  If Sherry doesn’t study hard, she won’t pass the exam. (Nếu Sherry không học hành chăm chỉ/ Trừ phi Sherry học hành chăm chỉ, cô ấy sẽ không vượt qua kỳ thi). 

2. Vị trí của mệnh đề Unless trong câu điều kiện 

Trong câu, mệnh đề “Unless” có thể linh hoạt đứng các vị trí đầu hoặc giữa câu, phụ thuộc vào tình huống và mục đích nhấn mạnh của người nói hoặc người viết:

Ví dụ: 

  • Unless you hurry up, we will be late for the bus. 

→  If you don’t hurry up, we will miss the bus. (Nếu bạn không nhanh lên, chúng ta sẽ trễ bus đấy). 

>> Đọc thêm: 

II. Các cách dùng cấu trúc Unless đầy đủ nhất 

Để áp dụng Unless một cách thành thạo nhất trong giao tiếp lẫn bài tập ngữ pháp tiếng Anh, cùng chúng mình khám phá chi tiết các cách dùng cấu trúc này dưới đây nhé! 

Các cách dùng cấu trúc Unless đầy đủ nhất 

Các cách dùng cấu trúc Unless đầy đủ nhất 

1. Cấu trúc Unless trong câu điều kiện loại 1 

“Unless” dùng để diễn đạt những khả năng có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai với ý nghĩa nếu không, trừ khi. 

Cấu trúc: 

Unless + S + V (simple present), S + will/can/shall + V

hoặc

S + will/can/shall + V unless + S + V  (simple present)

Ví dụ: 

    • Philip will fail the IELTS test unless he studies hard. (Philip sẽ không vượt qua được bài thi IELTS trừ khi anh ấy học tập chăm chỉ).
  • Unless I finish my homework early, my mom won’t let me go out. (Nếu tôi không hoàn thành bài tập sớm, mẹ tôi sẽ không cho tôi ra ngoài chơi). 

2. Cấu trúc Unless trong câu điều kiện loại 2 

Trong câu điều kiện loại 2, Unless được sử dụng để mô tả một sự việc không thể xảy ra trong hiện tại.

Cấu trúc:

Unless + S + V (Past Simple), S + would/could/might + V 

hoặc 

S + would/could/might + V unless + S + V (Past Simple)

Ví dụ: 

  • Unless I spoke English fluently, I could not go to study abroad. (Nếu tôi không nói tiếng Anh trôi chảy, tôi sẽ không thể ra nước ngoài học.)
  • You could not enter this party unless you was invited. (Bạn không thể vào buổi tiệc này trừ phi bạn được mời).

3. Cấu trúc Unless trong câu điều kiện loại 3

Đối với câu điều kiện loại 3, cấu trúc Unless được sử dụng mô tả một sự việc không thể xảy ra trong quá khứ.

Cấu trúc:

Unless + S + V (Past Perfect), S + would/could/might have + V3 hoặc

hoặc 

S + would/could/might have + V3 unless + S + V (Past Perfect)

Ví dụ: 

    • Unless we had arrived earlier, we wouldn’t have caught the train. (Nếu chúng tôi không đến sớm hơn, chúng tôi đã không kịp chuyến tàu.)
  • Unless we had planned it carefully, the event wouldn’t have been successful. (Nếu chúng tôi không lên kế hoạch cẩn thận, sự kiện đã không thành công.)

4. Cấu trúc Unless dùng để đề xuất ý kiến 

Bên cạnh việc sử dụng trong các câu điều kiện, cấu trúc Unless còn được sử dụng để đề xuất hoặc gợi ý. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn không được phép dùng “If… not” để thay thế cho “unless”.

Ví dụ:

  • I’ll go to the coffee shop with my friends – unless I’m busy. (Tôi sẽ đi cà phê với bạn của tôi trừ khi tôi bận.)
  • I will dance with John – unless he invites me. (Tôi sẽ nhảy với John trừ khi anh ấy mời tôi.)

5. Cấu trúc Unless dùng để cảnh báo 

Cấu trúc Unless còn được sử dụng trong các câu điều kiện loại 1 hoặc loại 0 mang ý nghĩa cảnh báo mạnh mẽ về một sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai. Khác với dùng mang ý nghĩa đề xuất, trong trường hợp này, “unless” vẫn có thể được thay thế bằng “If not”. 

Ví dụ:

  • Unless firemen act quickly, the fire will spread to other buildings. (Trừ khi lính cứu hỏa hành động nhanh, ngọn lửa sẽ lan sang các tòa nhà khác).
  • Linda will be disqualified unless she follows the rules. (Linda sẽ bị loại trừ khi cô tuân thủ các quy tắc). 

III. Hướng dẫn chuyển đổi câu từ “If” sang “Unless” 

Hướng dẫn chuyển đổi câu từ “If” sang “Unless”

Hướng dẫn chuyển đổi câu từ “If” sang “Unless”

Trong các bài kiểm tra tiếng Anh, dạng bài chuyển đổi câu từ “If” sang “Unless” hoặc ngược lại xuất hiện khá thường xuyên. Dưới đây, TCE sẽ mách bạn một số mẹo đơn giản để viết lại câu với cấu trúc unless: 

Nếu câu dùng “If … not”, bạn thay thế bằng “Unless” 

If + S + do/does not + V, … → Unless + S + V, …

Ví dụ: 

  • If my family does not receive an invitation, we will not go to the party.

Unless my family receives an invitation, we will not go to the party. (Nếu gia đình tôi không nhận được lời mời, chúng tôi sẽ không đến dự tiệc).

Nếu câu dùng “If” + dạng khẳng định, bạn thay thế bằng “Unless” và đổi mệnh đề phụ thành phủ định.

If + S + V (khẳng định), S + V → Unless + S + V (khẳng định), S + V (phủ định)..

Ví dụ: 

  • If Kelly studies hard, she will pass the exam.

Unless Kelly  studies hard, she won’t pass the exam. (Nếu Kelly không học chăm chỉ, cô ấy sẽ không vượt qua kỳ thi).

IV. 4 lỗi thường gặp khi sử dụng cấu trúc Unless cần lưu ý 

Khi sử dụng Unless, không ít người học gặp phải những lỗi cơ bản dẫn đến sai hoàn toàn ý nghĩa của câu. Vậy làm thế nào để sử dụng cấu trúc này một cách chính xác nhất? Cùng điểm qua 4 lỗi thường gặp mà học viên nên lưu ý dưới đây. 

4 lỗi thường gặp khi sử dụng cấu trúc Unless cần lưu ý

4 lỗi thường gặp khi sử dụng cấu trúc Unless cần lưu ý

1. Sử dụng Unless ở dạng phủ định 

Một lỗi khá phổ biến chính là sử dụng động từ phủ định trong mệnh đề đi kèm “Unless”. Bản thân từ “Unless” đã bao hàm nghĩa phủ định, nên việc sử dụng cấu trúc này ở dạng phủ định sẽ làm sai ý nghĩa của câu và hoàn toàn thừa thãi. 

Ví dụ:

  • Unless I do not help my mom, she will be angry at me. (x)

→  Unless I help my mom, she will be angry at me. (Nếu tôi không giúp mẹ tôi, cô ấy sẽ tức giận).

2. Sử dụng cấu trúc Unless trong câu hỏi 

Cấu trúc “Unless” không được sử dụng với dạng câu hỏi nghi vấn. Trong trường hợp này, bạn sử dụng “If not” để thay thế. 

Ví dụ:

  • What will happen unless I finish my homework? (x)

 What will happen if I don’t finish my homework? (Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không hoàn thành bài tập về nhà?)

3. Sử dụng Unless thay thế If 

Cấu trúc “Unless” chỉ dùng khi mệnh đề phụ mang ý phủ định (= If not) và không thể thay thế cho “If” trong mọi trường hợp.  

Ví dụ:

  • Unless it rains, I won’t go to the park. (x)

If it doesn’t rain, I will go to the park. (Nếu trời không mưa, tôi sẽ đến công viên).

4. Không dùng đúng thì của mệnh đề chính và mệnh đề “Unless”

Một lưu ý nhỏ nhưng cũng không kém phần quan trọng chính là phải đảm bảo thì của các mệnh đề phù hợp với loại câu điều kiện. Mệnh đề đi sau từ “unless” phải dùng đúng thì với mệnh đề chính trong câu. 

Ví dụ:: 

  • Unless he studied, he will fail the test. (x)

→  Unless he studies, he will fail the test. (Nếu anh ấy không học, anh ấy sẽ trượt bài thi).

V. Bài tập vận dụng Unless có đáp án 

The Catalyst tin rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm rõ hơn về cấu trúc và cách sử dụng của “Unless”. Giờ thì cùng chúng mình áp dụng qua một số bài tập thực hành dưới đây để thành thạo hơn nhé!

Bài tập 1: Chọn đáp án đúng để hoàn thành câu với Unless:

  1. ___ you hurry, we’ll miss the bus.
    A. If
    B. Unless
  2. He won’t call you ___ he needs your help.
    A. If
    B. Unless
  3. ___ we leave now, we’ll be late for the party tonight.
    A. If
    B. Unless
  4. ___ you apologize, she won’t forgive you.
    A. If
    B. Unless

Đáp án:

  1. B
  2. B
  3. B

Bài tập 2: Viết lại câu dùng cấu trúc Unless

  1. If  she uses the correct key, the door will open.
    → _________
  2. If she doesn’t come, I won’t go to the concert.
    → _________
  3. He will know the truth if he asks me directly
    → _________
  4. If we don’t finish the report, the boss will be angry.
    → _________
  5. If I don’t get up early, my mother will yell at me.
    → _________

Đáp án:

  1. Unless she uses the correct key, the door won’t open
  2. Unless she comes, I won’t go to the concert.
  3. Unless he asks me directly, he won’t know the truth.
  4. Unless we finish the report, the boss will be angry.
  5. Unless I get up early, my mother will yell at me. 

Bài tập 3: Điền từ thích hợp (if/unless) vào chỗ trống

  1. They can’t go out ___ it stops raining.
  2. We won’t go camping ___ it stops raining.
  3. My father will lend me his car ___ I promise to drive carefully.
  4. ___ Caroline apologizes, I won’t forgive her.
  5. ___ you practice speaking every day, your English won’t improve.

Đáp án:

  1. Unless
  2. Unless
  3. If
  4. Unless
  5. Unless

TCE hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững cấu trúc Unless và áp dụng hiệu quả trong giao tiếp hàng ngày cũng như các kỳ thi. Đừng quên ghé thăm website và fanpage của TCE để cập nhật thêm nhiều kiến thức ngữ pháp học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày bạn nhé!

Tạ Phương Thảo

Xin chào, mình là Phương Thảo, giảng viên Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và cũng là Co-founder tại The Catalyst for English. Với hơn 7 năm kinh nghiệm đồng hành cùng các bạn học viên trên con đường chinh phục tiếng Anh, IELTS và sở hữu điểm Overall 8.5, mình luôn mong muốn chia sẻ những phương pháp học tập hiệu quả nhất để giúp bạn tiết kiệm thời gian và đạt được kết quả cao. Tại The Catalyst for English, mình cùng đội ngũ giáo viên luôn đặt 3 giá trị cốt lõi: Connected – Disciplined – Goal-oriented (Kết nối – Kỉ luật – Hướng về kết quả) lên hàng đầu. Bởi chúng mình hiểu rằng, mỗi học viên đều có những điểm mạnh và khó khăn riêng, và vai trò của "người thầy" là tạo ra một môi trường học tập thân thiện, luôn luôn thấu hiểu và đồng hành từng học viên, giúp các bạn không cảm thấy "đơn độc" trong một tập thể. Những bài viết này được chắt lọc từ kinh nghiệm giảng dạy thực tế và quá trình tự học IELTS của mình, hy vọng đây sẽ là nguồn cảm hứng và hành trang hữu ích cho các bạn trên con đường chinh phục tiếng Anh.
icon icon icon

Bài viết cùng chuyên mục

Xem tất cả

Bài viết cùng chuyên mục